Cuộc sống “lưu vong” của những đứa con “đẻ chui" tại Trung Quốc

Sinh ra và lớn lên ngay tại thủ đô Bắc Kinh nhưng Li Xue không được đến trường, không có bảo hiểm y tế và cũng không kiểm nổi một công việc tử tế. Tất cả chỉ vì cô là con thứ hai.
Giống như những đưa con “đẻ chui” khác, Li Xue không có giấy khai sinh và bất cứ giấy tờ tùy thân nào. Cô chắc chắn không thể đăng ký kết hôn và thậm chí còn không được mua vé tàu. Li Xue sống như một người “lưu vong” ngay trên quê hương mình.
Thực ra, khi mang thai lần hai, mẹ Li Xue đã muốn phá thai nhưng do cơ thể quá yếu, bà đành phải sinh con. Vì vi phạm chính sách một con, cha mẹ của Li bị nhà máy cho nghỉ việc.
Thời điểm đó, gia đình nào sinh con thứ hai đều bị phạt 5000 nhân dân tệ (hơn 20 triệu đồng), gấp 50 lần thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng. Vì thế, cha mẹ Li đã trốn nộp phạt. Chính vì thế mà khi đã 22 tuổi, Li vẫn sống “bên lề” xã hội. Những đứa trẻ như cô ở Trung Quốc bị gọi là “dân đen”.
"Tôi sinh ra ở đây. Nhưng tôi không có quyền như một người Trung Quốc thật sự. Dù làm gì đi nữa, tôi đều bị ngăn cấm. Thậm chí, không có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh sự tồn tại của tôi tại Trung Quốc" – Li Xue buồn bã chia sẻ.
Năm 2013, cả Trung Quốc có khoảng 13 triệu "dân đen" như Li. Do không thể đến trường, Li Xue được chị gái dạy đọc và viết chữ. Hàng ngày, Li Xue cùng cha mẹ đến gặp các cơ quan chức năng, tìm cách nhập hộ khẩu.
Cha mất sớm, Li Bi, chị gái của Li Xue phải bỏ học từ năm 16 tuổi và làm đủ mọi nghề để phụ giúp mẹ nuôi em.
Gánh nặng gia đình đã khiến cuộc hôn nhân của Li Bi tan vỡ, nhưng cô chưa bao giờ trách em gái mình. "Tất cả chúng tôi đều rất đồng cảm với Li Xue. Em ấy đã mất mát quá nhiều. Chúng tôi muốn em ấy cảm thấy ấm áp trong nhà mình bởi xã hội đã ruồng bỏ cô ấy".
Tin vui đến cho Li Xue và 13 triệu “dân đen” khác. Tuần trước, Trung Quốc đã chính thức xóa bỏ chính sách một con gây ra nhiều hệ lụy xã hội. Kể từ bây giờ, các gia đình Trung Quốc có thể sinh con thứ hai và những đứa con “đẻ chui” trước đây lần đầu tiên trong đời đã được công nhận quyền công dân.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]MleQw4JnEK[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua