Cuộc sống tù túng trong nhà tù dành riêng cho nữ ở Israel
Nhà tù Nerve Triza tọa lạc ở Ramle, giam giữ hơn 200 phạm nhân nữ có độ tuổi từ 18 đến 70. Họ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khoảng 20.000 - 25.000 tù nhân Israel.
Nhiếp ảnh gia Tomer Ifrah có cơ hội tiếp cận cơ sở, đem đến góc nhìn mới mẻ, khác biệt về nhà tù dành riêng cho nữ ở Israel. Trong vòng 3 tháng, tác giả đã tiếp cận các nữ tù nhân và tìm hiểu về đời sống riêng tư của họ.
“Các phạm nhân xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội, và chủ yếu là nhóm thiểu số, không nắm quyền lực. Hầu hết phụ nữ ở Nerve Triza chịu bản án lần thứ 2 hoặc 3 và bị mắc kẹt trong ‘vòng luẩn quẩn’ tội ác”, Ifrah nhận định.
Những hình ảnh cho thấy các tù nhân chen chúc nhau sống trong không gian phòng giam chật hẹp. Năm 1979, Rasmiah Odeh, cựu tù nhân Neve Tirza bị kết án gây ra 2 vụ đánh bom. Người phụ nữ Palestine đã làm chứng trước Ủy ban Liên Hợp Quốc về Israel và quyền con người.
Odeh đưa ra cảnh báo đáng lo ngại về tình trạng quá tải tại nhà giam Nerve Triza và kể rằng khoảng 150 người bị giam trong một phòng, thậm chí vài người còn có con nhỏ.
Theo lời khai của Odeh, các phạm nhân bị tước quyền tự do ngôn luận, không được ghi lại cảm xúc của chính mình và bị tịch thu các giấy tờ ghi chép. Bà còn khẳng định họ cũng không được tự do tín ngưỡng.
Các hình phạt tập thể như đánh đập, xịt khí gas… thường xuyên xảy ra. Người thân không được phép ghé thăm và phạm nhân làm quen với việc bị chuyển sang phòng giam, nhà tù khác bất kỳ lúc nào.
Ngày nay, qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Ifrah, Nerve Tirza vẫn là nhà tù chật chội. “Một số phòng giam tận 6 phụ nữ, khóa cửa từ 19h đến sáng. Ngoài giờ đó, bạn có thể ra ngoài, song hãy thử tưởng tượng xung đột giữa những tù nhân trong không gian ngột ngạt như vậy?”, Ifrah chia sẻ.
"Phần lớn là người dân tộc thiểu số và không được sinh ra trên đất Israel. Một số đến từ Nga, Ethiopia, hay Nam Mỹ. Khi ở trong đó, bạn sẽ hiểu. Phần lớn phụ nữ bị rối loạn tâm thần. Nơi đó như là địa ngục”, ông nói với Refinery29.
Buổi trình diễn thời trang được tổ chức lần đầu tiên tại nhà tù vào năm 2014. Sự kiện này như là một phần của dự án phục hồi, trang bị các kỹ năng mềm giúp tù nhân tái hòa nhập cộng đồng.
“Mục đích của chúng tôi là thông qua thời trang để gửi gắm thông điệp xây dựng xã hội tốt đẹp hơn”, Yaniv Schwartz, ban tổ chức chương trình cho hay.
Các tù nhân đã tự tay thiết kế bộ sưu tập, được truyền cảm hứng từ quân đội Anh và những biểu tượng tôn giáo của Ấn Độ. Bên cạnh đó, họ còn học trang điểm, làm tóc.
Buổi trình diễn giúp họ phục hồi sự tự tin, sau một thời gian dài giam giữ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Đi 3km taxi, hai nữ du khách Israel bị 'chém' 510.000 đồng
- Cuộc sống đầy ‘màu hồng’ của MC nổi tiếng của VTV
- Kết hợp màu sắc trong thời trang thế nào để cuộc sống thêm tích cực?
- Cuộc sống như địa ngục, tự tử vì quá áp lực của học sinh Hàn Quốc
- Cuộc sống của cậu bé 'thần đồng lịch' ở Bắc Ninh sau 5 năm
- Những con giáp không phải lo lắng cuộc sống trong nửa đời còn lại
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua