Đắp tỏi, lá chữa bệnh hô hấp, mẹ xót xa nhìn da con bị bỏng nặng
Với các bà mẹ nuôi con nhỏ, chỉ cần một vài biểu hiện bệnh của con như húng hắng ho, khò khè, sụt sịt... cũng đủ khiến mẹ lo lắng đứng ngồi không yên.
Sợ con dùng thuốc tây sớm sẽ có hại cho sức khỏe nên nhiều mẹ có thói quen chữa bệnh bằng cách không dùng thuốc, theo các cách truyền miệng từ những người xung quanh và từ mạng xã hội. Kết quả bệnh con không khỏi mà còn gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Chị Nguyễn Thúy đang nuôi con nhỏ có kể lại: “Như lời mấy mẹ bày, đêm qua em lấy tỏi đắp vào lòng bàn chân cho con em rồi buộc lại để qua đêm để chữa ho cho con.
Ai ngờ, sáng hôm sau mở tất con ra, con không những không hết ho lại bị bỏng tỏi nữa. Con bị phồng rộp bàn chân, đau rát cả đêm không ngủ”.
Cách đây không lâu, một bé gái 6 tháng tuổi bị bỏng ở phần ngực, lớp da bị lột, vết thương chảy dịch vì người lớn trong nhà đắp lá trầu không chữa sổ mũi, khò khè.
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, ĐH Y dược TP.HCM, người điều trị cho bé kể lại: “Bé gái 6 tháng tuổi được mẹ cho đi khám vì ngực con bị đỏ và có thiếu máu.
Nhưng, khi lật áo bé lên tôi thật sự muốn té ngửa vì đó là vết bỏng, lớp da đã bị lột, vết thương đang chảy dịch và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Tôi gặng hỏi mãi người mẹ mới kể lại sự việc là bé từ 3 tháng tuổi đã sổ mũi và hay khò khè về đêm.
Gia đình cho bé đi chữa nhiều lần nhưng không khỏi. Bà nội được người ta mách là dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên ngực bé sẽ giúp giảm khò khè.
Vậy là khi bố mẹ bé đi làm thì bà nội ở nhà tự hơ và đắp lên ngực bé... Khi đắp lên thì bé quằn quại và khóc liên tục cả ngày. Lúc này gia đình mới vội vã đưa con đi thăm khám”.
Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, da của trẻ rất non nớt, dễ bị bỏng và dị ứng, vậy nên việc cha mẹ tự ý dùng các loại lá, thảo dược đắp lên da trẻ sẽ dễ gặp phải những hậu quả tai hại.
Do đó, các bậc phụ huynh cần suy nghĩ kỹ trước khi làm, nhất là khi chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Nếu điều trị sai cách thì hệ quả ấy sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời, thậm chí có thể cướp đi tính mạng trẻ.
Tốt nhất là khi trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, tránh chữa bệnh theo truyền miệng, tự chữa bệnh qua mạng cho con để rồi nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con trẻ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Công dụng của củ ấu trong việc kháng viêm, chữa bệnh trĩ
- Bất ngờ với cách chữa bệnh chàm da cho con của bà mẹ người Anh
- 3 chiêu chữa “bệnh” ngang bướng cho trẻ
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua