Đau đầu với phép toán "cô sai hay trò sai"
Trước những tranh cãi không có hồi kết của các phụ huynh về đáp án bài toán chỉ gồm các phép cộng trừ mới đây, các giáo viên dạy toán đã đưa ra lời giải chính xác cuối cùng.
Cụ thể, bài toán được một phụ huynh đăng tải trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ với câu hỏi: “Cô sai hay trò sai?” khiến các mẹ tranh cãi nảy lửa có đề bài như sau:
Tính nhanh:
66 – 6 + 7 + 23 -18 + 2=?
Với đề này, đáp án mà em học sinh đưa ra là 74 nếu cứ cộng trừ lần lượt từ trái qua phải. Tuy nhiên, theo phần sửa được cho là của giáo viên khi cộng trừ ghép các cụm số vào với nhau để có kết quả tròn (phù hợp với yêu cầu tính nhanh của bài toán) thì kết quả là 70.
Sau chưa đầy 1 tiếng đăng tải, bài toán đã nhận được hàng trăm bình luận tranh cãi.
Một số phụ huynh cho rằng, cách cộng trừ theo cụm để có kết quả tròn như phần bút đỏ sửa chữa sẽ đảm bảo yêu cầu “tính nhanh” của bài toán, nhưng lẽ ra kết quả này cũng phải trùng với kết quả theo cách tính bình thường.
Trao đổi với VietNamNet, thầy Nguyễn Cao Cường (giáo viên chuyên luyện thi môn Toán ở Hà Nội) cho rằng, trong trường hợp này, phần sửa chữa bằng bút đỏ đã sai và học sinh mới là người đưa ra đáp án và cách làm đúng.
“Đây là biểu thức chỉ có cộng trừ thì thứ tự thực hiện là từ trái qua phải nên kết quả phải là 74. Nếu tính theo cách của phần chữa bằng bút đỏ thì chỉ khi biểu thức có dấu ngoặc. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc, nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. Đây là điều mà sách giáo khoa cũng nói rất rõ”, thầy Cường cho hay.
Thầy Phan Văn Thái, giáo viên chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) khẳng định, dù với cách tính nào đi chăng nữa thì kết quả của biểu thức này vẫn phải là 74. Do đó, lời giải ở phần bút đỏ đưa ra là không đúng.
Thầy Thái chỉ ra lỗi sai: “Trong một biểu thức chỉ có phép cộng và trừ thì chúng bình đẳng nhau và phải thực hiện từ trái qua phải. Trường hợp với yêu cầu tính nhanh thì nếu sau khi gộp như vậy, có thể hiểu là đưa vào trong ngoặc, thì lỗi sai của phần sửa bằng bút đỏ là chưa đổi dấu khi đưa vào trong ngoặc. Phép tính nếu có gộp để tính nhanh phải là (66-6) + (7+23) - (18-2), kết quả cuối cùng vẫn ra là 74".
Chia sẻ về câu chuyện này, anh Lê Hưng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho rằng, cần phải xem liệu đó có phải là giáo viên trong các trường phổ thông có nghiệp vụ sư phạm hay chỉ là các gia sư, giáo viên kiểu “nghiệp dư”; thậm chí không loại trừ các trường hợp "tạo tình huống giả định" rồi gắn cho cô giáo:
“Không chỉ là chuyện các giáo viên mà các bài tập trong các sách in trôi nổi thiếu kiểm định trên thị trường cũng có không ít các lỗi sai. Vì vậy, các phụ huynh cũng cần xác định rõ trước khi quy chụp chung cho tất cả các giáo viên hay sách bài tập, dẫn tới có cách nhìn sai lệch cho ngành giáo dục”.
Vietnamnet
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua