Đau đẻ và những điều mẹ nào cũng cần biết từ khi mang bầu
1. Nguyên nhân gây đau chuyển dạ
Những cơn co bóp tử cung có sức mạnh hơn bạn tưởng. Chính tử cung lại sở hữu nguồn nội lực vô cùng lớn để ép thai nhi ra ngoài. Quá trình này khiến cho việc sinh nở trở nên đau đớn. Mật độ và cường độ của cơn đau tùy thuộc vào khả năng co bóp của tư cung của mỗi người, trọng lượng, vị trí của thai nhi.
Ngoài ra, việc co bóp tử cung còn kéo theo các cơn đau lưng, đau vùng khung chậu, bàng quang và vùng bụng.
2. Sức chịu đựng của bà bầu
Khả năng chịu đựng của mỗi người khi cơn đau chuyển dạ ập tới tùy thuộc vào các yếu đó như gen, đã từng sinh con… Thông thường, lần đầu mang thai, bà bầu thường sợ hãi và lo lắng khi cơn đau chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên, nếu cho mình vào thế bị động như vậy thì việc vượt qua đau chuyển dạ càng khó khăn hơn.
3. Cần đến sự hỗ trợ
Nên có bà đỡ hoặc y tá bên cạnh trong lúc bạn thấy đau chuyển dạ. Họ có kinh nghiệm, chuyên môn để giúp bạn làm giảm cảm giác đau một cách nhanh nhất. Đồng thời, nếu có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường về chuyện lâm bồn, họ sẽ phát hiện kịp thời để xử lý hiệu quả.
Ngoài sự hỗ trợ gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu còn có nhiều phương pháp giúp giảm đau tự nhiên. (Ảnh minh họa).
4. Các giai đoạn của đau chuyển dạ.
Đau chuyển dạ thường xuất hiện và diễn ra theo các giai đoạn sau:
Đầu giai đoạn chuẩn bị sinh: Thường kéo dài khoảng 8 tiếng hoặc hơn. Cửa mình mở 3 tới 4cm và bắt đầu mỏng, đàn hồi tốt hơn. Bạn có thể cảm nhận được những cơn đau chuyển dạ duy trì từ 30 tới 60 giây, mật độ các nhau khoảng 20 phút. Rồi đau chuyển dạ tăng dần, thường xuyên hơn, đau hơn.
Lúc lâm bồn: Giai đoạn này có thể diễn ra trong 2 tới 8 tiếng. Âm đạo sẽ mở thêm khoảng 7cm. Cơn đau chuyển dạ ngày càng mạnh mẽ hơn, kéo dài hơn mỗi kỳ. Hầu hết các bà bầu đều nhờ đến sự trợ giúp của y tế trong giai đoạn này để giảm đau.
Rặn đẻ: Tùy vào từng trường mẹ, việc rặn đẻ có thể kéo dài trong vài phút cho tới 3 tiếng. Lúc này cơn đau chuyển dạ không còn là mối quan tâm, vì mọi sức lực, tâm trí đều dồn hết vào việc rặn, đẩy thai nhi ra ngoài.
Làm sao để vượt qua cơn đau chuyển dạ
Ngoài lựa chọn gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, mẹ bầu có thể học một số kỹ thuật giúp giảm cơn đau chuyển dạ tại đây.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sinh con lần 2, mẹ cần lưu ý những điều này!
- Đẻ mổ sẽ được sinh con tối đa bao nhiêu lần?
- Lịch tiêm chủng đầy đủ nhất dành cho mẹ bầu để sinh con khỏe mạnh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua