Dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con bị cận thị
Cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ phía trước thay vì ngay võng mạc.
Kết quả của điều này là bạn sẽ nhìn rõ những vật thể ở gần, còn những vật ở xa lại mờ. Một điều đáng lưu ý là trẻ có hoàn cảnh sống tốt lại mắc tật cận thị nhiều hơn các em có hoàn cảnh sống khó khăn.
Theo thống kê của bệnh viện Mắt Trung ương, hiện tại, Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em từ 6 - 15 tuổi mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, 2/3 trong số đó bị cận thị. Đặc biệt, con số này không ngừng tăng theo hàng năm.
Nói về bệnh cận thị, bác sĩ Trần Thế Hưng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn - Hà Nội, cho biết trên báo VnExpress, tỷ lệ cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng bởi dù khi học tập hay giải trí, mắt đều phải nhìn gần, không gian sống lại chật hẹp.
Lứa tuổi phát mắc cận thị nhiều nhất là 11- 16. Bệnh được phát hiện nhiều nhất khi trẻ bước vào lớp đầu cấp, chẳng hạn như lớp 6, lớp 10, bởi đây là lúc gia đình và nhà trường hay khám tầm soát cho trẻ.
Theo bác sĩ Hưng, nếu không phát hiện bệnh sớm để đeo kính kịp thời, tật cận thị sẽ nặng hơn, thậm chí dẫn đến lác và nhược thị. Với trẻ em, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ bởi 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt.
Biểu hiện của bệnh cận thị rất dễ nhận biết. Ảnh minh họa
Những dấu hiệu báo động trẻ bị cận thị:
Thường xuyên ngồi gần tivi hay cúi gằm khi đọc sách
Thói quen ngồi gần tivi có thể là biểu hiện của thị lực kém. Nếu trẻ không thể nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình hay phải cúi sát khi đọc sách, rất có thể bé đã bị cận thị.
Thường xuyên dụi mắt
Bé thường dụi mắt khi mệt mỏi hay buồn bực. Nhưng nếu bé dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc dụi mắt khi đang vui chơi, cần nghĩ tới vấn đề về thị lực.
Nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn bảng rõ hơn
Giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những trẻ phải nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn lên bảng. Nếu chưa thể bố trí kiểm tra thị lực, nên cân nhắc chuyển trẻ lên ngồi ở vị trí gần bảng hơn.
Nhạy cảm với ánh sáng hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường
Con bạn có bị nhạy cảm quá mức với ánh sáng trong nhà, ánh nắng mặt trời hay ánh sáng đèn flash? Trẻ sợ ánh sáng hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng có thể thấy đau đầu, buồn nôn. Nhạy cảm với ánh sáng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý mắt nghiêm trọng.
Nhắm một mắt khi đọc hay xem TV
Thường xuyên nhắm một mắt có thể là dấu hiệu của tật khúc xạ hay có vấn đề về thị lực, ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt. Nhắm một mắt để đọc hay nhìn màn hình có thể là biểu hiện của bệnh lý mang tên "rối loạn hội tụ".
Kết quả học tập giảm sút do không nhìn rõ chữ
Trẻ thường không chia sẻ với cha mẹ việc mình không nhìn rõ chữ trên bảng. Khi thấy kết quả học tập của con giảm sút không rõ lý do, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực. Trong nhiều trường hợp, sau khi đeo kính điều chỉnh, kết quả học tập của con lại được cải thiện.
Đau mỏi mắt khi dùng máy vi tính
Trẻ thường xuyên dùng máy vi tính hay các thiết bị điện tử khác rất hay bị mỏi mắt. Hãy nhắc bé thường xuyên nghỉ giải lao mỗi 20 phút để nhìn vào vật ở cách xa tối thiểu 60 m trong vòng 20 giây. Nếu bé vẫn kêu mỏi mắt thì cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Lạc chỗ khi đọc hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt
Khi học đọc và cố đọc to các từ, ban đầu trẻ thường sử dụng ngón tay để trỏ theo các từ cần đọc. Thông thường, sau một lúc làm quen, trẻ có thể tập trung và không bị lạc khỏi chỗ cần đọc. Nếu sau khi đọc được một lúc, bé vẫn dùng ngón tay lần theo chữ, hãy yêu cầu con thử đọc to không cần chỉ tay. Nếu trẻ không thực hiện được điều này, nên đưa bé đi kiểm tra thị lực.
Minh Sang (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> Video đang được nhiều người xem nhất:
[mecloud]lM0JOoTXVI[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua