Dấu hiệu nhận biết rò rỉ nước ối mẹ bầu nào cũng cần phải biết
Kiến thức cần biết về nước ối
Nước ối được coi là lớp đệm bằng chất lỏng, ấm giúp bảo vệ và hỗ trợ thai nhi khi bé phát triển trong tử cung mẹ. Chất lỏng quan trọng này có chứa:
- Hormone
- Tế bào hệ miễn dịch
- Chất dinh dưỡng
- Nước tiểu của em bé
Khi đạt mức cao nhất, nước ối trong bụng mẹ có thể đạt khoảng 1,15 lít. Sau tuần 36 thai kỳ, mức chất lỏng sẽ bắt đầu giảm dần để cơ thể chuẩn bị cho việc sinh nở.
Nước ối được coi là lớp đệm chất lỏng, ấm giúp bảo vệ và hỗ trợ thai nhi khi bé phát triển trong tử cung. (ảnh minh họa)
Khi bác sĩ thực hiện siêu âm trước khi sinh, họ sẽ ước tính được lượng nước ối hiện tại trong túi ối là bao nhiêu. Nước ối có thể rò rỉ ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.
Nếu quá nhiều nước ối bị rò rỉ chảy ra ngoài sẽ khiến mẹ bị thiếu ối. Trong trường hợp nước ối chảy ra ồ ạt được gọi là vỡ ối.
Tuy vậy, đôi khi mẹ sẽ gặp khó khăn để phân biệt được chất lỏng đi ra khỏi cơ thể là nước ối hay nước tiểu. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chứng rò rỉ nước ối.
Khi nào nước ối là bình thường?
Lượng nước ối trong tử cung có xu hướng gia tăng trong quá trình thai nhi phát triển và đạt đỉnh cao nhất ở khoảng tuần 35-36 thai kỳ.
Mức chất lỏng trong suốt thai kỳ này ở khoảng:
- Tuần 12: 60ml
- Tuần 16: 175ml
- Từ tuần 34-38: Khoảng 400-1.200ml
Bác sĩ hoàn toàn có thể đo được mức nước ối trong tử cung mẹ qua siêu âm thai. Có 2 cách để tính lượng nước ối được gọi là chỉ số nước ối (AFI) hoặc đo theo chiều dọc túi ối (MPV).
Các bác sĩ sản khoa cho rằng mức nước ối của mẹ thấp nếu AFI nhỏ hơn 5cm hoặc MPV nhỏ hơn 2cm.
Các dấu hiệu mẹ bầu bị rò rỉ nước ối
Bạn hãy tưởng tượng túi nước ối giống như một quả bóng chứa đầy nước. Khi quả bóng bị vỡ và nước tràn ra được coi là vỡ ối, nhưng quả bóng đó đôi khi cũng sẽ bị thủng một lỗ nhỏ được gọi là sự rò rỉ nước ối.
Ngoài ra, khi bạn mang thai, bàng quang bị áp lực nặng đôi khi cũng khiến mẹ bị són tiểu. Vì vậy việc xác định sự rò rỉ là nước tiểu hay nước ối hoặc thậm chí là dịch âm đạo trở nên khó khăn hơn.
Nước ối có một số đặc điểm riêng biệt sau:
- Màu trắng hoặc có chút đốm trắng, có thể kèm theo chất nhầy hoặc máu
- Không mùi
- Thường thấm đẫm quần lót của bạn
Thông thường nước tiểu sẽ có mùi còn dịch âm đạo sẽ có màu trắng hoặc vàng.
Một cách khác giúp mẹ có thể phân biệt được đó là nước ối hay nước tiểu là hãy để bàng quan trống rống ngay khi vừa đi tiểu xong. Rồi đặt một tấm lót vệ sinh vào đồ lót, sau đó kiểm tra sau 30 phút. Nếu chất lỏng có màu vàng, đó là nước tiểu còn nếu chất dịch không màu sẽ là nước ối.
Nguy cơ khi bị rò rỉ nước ối
Rò rỉ nước ối có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu và em bé vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Việc này xảy ra ở 2 quý đầu có thể gây ra các biến chứng bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh
- Sảy thai
- Sinh non
- Thai chết lưu
Nếu xảy ra ở 3 tháng cuối khiến mức nước ối thấp có thể gây ra:
- Những khó khăn trong quá trình chuyển dạ như nén dây rốn, ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho em bé.
- Tăng nguy cơ phải sinh mổ
- Khiến thai nhi tăng trưởng chậm
Có một số phương pháp điều trị khi mẹ có lượng nước ối thấp do rò rỉ quá nhiều, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất.
Khi nào nên gọi bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu chất lỏng của mẹ có màu xanh lục hoặc vàng nâu. Điều này có thể là dấu hiệu báo em bé đã đi đại tiện (phân su) trong dạ con. Trong trường hợp này sẽ có thể gặp phải biến chứng về đường hô hấp khi bé chào đời.
Bạn cũng cần gọi cho bác sĩ khi bạn nghĩ rằng mình đã bị vỡ ối. Hãy lưu ý đến màu sắc của nước ối để báo ngay với bác sĩ.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đây là những địa điểm mẹ bầu tuyệt đối không nên tới
- Tác hại của nha đam với mẹ bầu
- Cách tính ngày dự sinh cực dễ cho mẹ bầu
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua