Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục bệnh trầm cảm khi mang thai
Trầm cảm là một hiện tượng khá phổ biến khi mang thai ở phụ nữ hiện đại. Có đến 33% phụ nữ mang thai có các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Trầm cảm khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi.
1/ Dấu hiệu của trầm cảm
Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậy và không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai phụ bị trầm cảm thực tế cao hơn nhiều. Bởi phần lớn cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giai đoạn thú vị, đáng nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường.
Nhưng trầm cảm có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chị em. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
+ Khả năng tập trung kém
+ Lo lắng
+ Rất dễ cáu kỉnh
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Mệt mỏi quá mức hoặc không dứt
+ Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì
+ Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì
+ Buồn bã không dứt
2/ Nguyên nhân trầm cảm khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng trầm cảm ở các thai phụ. Đó có thể là sự thay đổi hoóc-môn (nội tiết tố), di truyền, áp lực cuộc sống, mang bầu khi tuổi đời còn trẻ, phụ nữ bị lạm dụng hay các vấn đề về tuyến giáp.
- Do thay đổi hoóc-môn: Hoóc-môn ảnh hưởng trực tiếp đến các chất hóa học kiểm soát cảm xúc và tâm trạng. Những biến động của hoóc-môn cũng làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thai và dẫn đến việc bị trầm cảm.
- Do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chứng trầm cảm cũng có thể bị di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Nếu trong gia đình có người có tiền sử bị trầm cảm hay rối loạn cảm xúc thì các mẹ bầu cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị trầm cảm hơn trong giai đoạn mang thai của mình.
- Do mang thai khi tuổi đời còn trẻ: Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ trẻ mang thai có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi lớn hơn.
- Do rối loạn tuyến giáp: Đây vẫn là vấn đề liên quan đến hoóc-môn. Tuyến giáp chính là nơi sản sinh ra hoóc-môn ảnh hưởng đến sự thay đổi nội tiết tố lớn của phụ nữ có bầu.
- Một khi tuyến này bị rối loạn, họ cũng bị trầm cảm.
- Do cảm thấy cô đơn: Đối với nhiều thai phụ, thì việc chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai và đang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? hay bạn cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫn tới trầm cảm.
3/ Ứng phó như thế nào?
- Đơn giản hóa vấn đề: Đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọi việc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danh sách những thứ cần làm. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giường và đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn.
- Nói ra: Hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân. Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từ chồng.
- Thiết lập sự ủng hộ: những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều có ảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được người thân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui.
- Thư giãn: Các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem những thứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Để lấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành 30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạng tốt lên, tươi mới hơn.
- Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: duy trì lối sống khoa học và chia nhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con, đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống.
- Ăn sô-cô-la đen: Nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ giúp xua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tác dụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô-cô-la nhỏ được cho là giúp giảm hội chứng tiền sản giật.
- Thường xuyên tập luyện: tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dáng vừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi một người tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ và giảm bớt căng thẳng.
Trong quá trình mang thai, khi có các dấu hiệu bị trầm cảm trong một thời gian dài, sau khi áp dụng các phương pháp kể trên mà không có hiệu quả bạn nên đi khám sức khỏe và gặp bác sỹ tâm lý để được điều trị để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Trầm cảm ở phụ nữ: 4 điều mà bạn cần phải biết
- Những hiểu lầm thường gặp về trầm cảm sau sinh
- Trầm cảm sau sinh: Các mẹ bỉm sữa nói gì?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua