Dòng sự kiện:

Đau lòng những câu chuyện trẻ bị bắt cóc, bạo hành khi mẹ giao con cho giúp việc

15:17 28/09/2016
Đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng khi mẹ giao con cho giúp việc khiến những em bé bị bắt cóc hay bạo hành.

Một số lưu ý khi thuê người giúp việc trông trẻ

- Tìm hiểu kĩ nhân thân

Các trường hợp người giúp việc bắt cóc trẻ để vòi tiền

Tháng 10/2014, bé S. (sinh năm 2011) của chị Nguyễn Thị H. (quận Tân Bình) bị người giúp việc bắt cóc. Theo đó, trước khi ra khỏi nhà vào chiều tối 1/10, chị H. đã thấy bà Loan (người giúp việc) mặc quần áo cho bé S. và trả lời là cho đi loanh quanh gần nhà. Đến tối muộn vẫn chưa thấy con về, chị gọi nhiều cuộc điện thoại cho bà Loan thì không liên lạc được. Ngay lập tức, hai vợ chồng đã lên trình báo công an địa phương.

Sau khi thử liên lạc với người giúp việc, bà Loan muốn dùng con gái để gây áp lực, muốn chủ nhà cho mượn một số tiền lớn để chữa bệnh và trả nợ. Sau khi công an vào cuộc, bé S. đã được tìm thấy và trao trả lại cho bố mẹ.

Mới đây, sáng ngày 26/9, chị Hồng ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã đến cơ quan công an thị trấn Cồn, huyện Hải Hậu (Nam Định) để nhờ tìm giúp con trai mình. Bé Nguyễn Ngọc Triệu (10 tháng tuổi) bị người giúp việc tên Lan, được cho là ở khu 5, thị trấn Cồn, bế đi mất từ ngày 13/9.

Theo trình báo, chị thuê một người giúp việc tên Lan trông coi và chăm sóc con trai mình từ tháng 7/2016. Vào chiều ngày 13/9, chị Hồng sau khi đi mua nông sản về nhà thì không thấy con trai đâu, điện hỏi người giúp việc thì người này nói đang bồng bé đi chơi và cho cháu ăn. Chờ mãi đến tối mà không thấy người giúp việc bế con về, chị Hồng gọi điện thì không liên lạc được. Đến ngày 25/9, người giúp việc mở điện thoại và nhắn tin cho chị Hồng, yêu cầu mang tiền đến thị trấn Cồn để chuộc con.


Bé Nguyễn Ngọc Triệu được mẹ báo mất tích 10 ngày.

Các trường hợp người giúp việc bạo hành trẻ

Giữa tháng 7/2016, trên một fanpage dành cho mẹ và bé, một bà mẹ trẻ ở Mỹ Đình – Hà Nội bức xúc chia sẻ về việc con mình bị người giúp việc hành hạ. Trong clip mọi người có thể thấy rất rõ, người giúp việc mải xem ti vi nên không tập trung vào việc cho em bé ăn, khi bé từ chối không ăn, bà thẳng tay tát vào mặt hoặc véo trẻ. Không chỉ có vậy, người phụ nữ này còn không để cho cháu uống nước từ từ mà dùng tay ấn cả cốc nước vào mặt cháu với mục đích cho cháu nuốt nhanh.

Video 'vạch mặt' thói côn đồ của người giúp việc.

Ngày 25/2/2016, một gia đình tại phường Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận đã ghi lại được camera hình ảnh người giúp việc có hành vi bạo hành con trai 8 tháng tuổi. Cháu bé bị người giúp việc nắm cẳng chân, xốc ngược đầu xuống và lắc lư từ ngoài cửa vào trong nhà. Gia đình chia sẻ do bố mẹ phát ra hiện ra cháu bé ngủ đêm hay bị giật mình khóc nên mua camera giám sát. Kết quả khám của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận kết luận tại vùng kín của cháu bé có nhiều vết bầm tím gây chấn thương, còn tác động đến tinh thần thì khó có thể đo đếm.

 

Tiếng khóc thét xé lòng của bé trai 8 tháng bị người giúp việc bạo hành (Nguồn: VTV)

Các bậc phụ huynh phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc nhân thân của người làm trong gia đình mình. Khi đưa họ về nhà làm việc, nhất thiết phải khai báo, tạm trú tạm vắng để công an sở tại nắm bắt được lai lịch và từ đó xác minh thông tin hai chiều. Qua đó, nếu có các trường hợp không hay xảy ra, gia đình và công an cũng nhanh chóng xác minh được thông tin. 

- Yêu và sẵn sàng chăm sóc trẻ con

Khi tìm người giúp việc trông em bé, gia đình nên tìm những người yêu và có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con.Đối với những người yêu trẻ nhỏ thì họ sẽ có sự kiên nhẫn để biết cách dỗ dành và chăm sóc bé cẩn thận, kể cả khi bé quấy khóc, dỗi hờn.

- Có sức khỏe tốt

Sức khỏe của người giúp việc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, và tệ hơn là ảnh hưởng đến những người trong gia đình. Sức khỏe tốt không chỉ giúp cho người giúp việc minh mẫn khi chăm sóc trẻ mà còn tránh lây các căn bệnh đáng tiếc, nếu có.

- Có kiến thức đầy đủ

Người giúp việc khi trông trẻ cần kiến thức cơ bản về chăm trẻ như cách cho trẻ ăn uống, tắm rửa cho bé…, xử lý được các tình huống cấp bách khi bạn không có nhà. Họ cũng phải nhớ được các số điện thoại khẩn cấp như 113, 114…và số của chủ nhà.

- Có thái độ cư xử tốt

Khi giao trẻ cho người giúp việc ở nhà chăm sóc, điều đó đồng nghĩa với việc trẻ ở cùng với người giúp việc nhiều hơn với cha mẹ. Hành vi, ứng xử của người giúp việc qua đó gây ảnh hưởng nhiều tới tính cách của bé.

Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần luôn để mắt và xem chừng trẻ hàng ngày nhằm nhanh chóng phát hiện các biểu hiện lạ của người giúp việc và của trẻ.

Những biểu hiện khả năng trẻ đang rơi vào trạng thái bị người giúp việc bạo hành:

- Không hợp tác hoặc hợp tác một cách chống đối với người giúp việc trong nhiều hoạt động.

- Khóc thét, tự nhiên khóc thét khi ở riêng với người giúp việc.

- Nhắc đến người giúp việc là không thích, lảng đi hoặc tỏ thái độ không vui.

- Khóc tức tưởi khi gặp bố mẹ.

- Phản kháng lại dữ dội: đánh, cào, cấu, ném đồ chơi vào người giúp việc.

Theo Khám phá

Nguồn: Gia đình Việt Nam