Dạy bé cách thoát khỏi lời dụ dỗ của kẻ xấu để tránh bị bắt cóc
Vụ việc sáng ngày 11/9, nhiều người dân trên địa bàn xã Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) vây bắt một đối tượng nam do tình nghi người này có ý đồ bắt cóc bé gái đang chơi trước cửa nhà gây xôn xao dư luận.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ, tuy nhiên sự việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo tới tất cả các bậc phụ huynh, tình trạng bắt cóc trẻ em có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kỳ lúc nào.
Vì vậy, tất cả các bậc cha mẹ cần sớm cảnh giác và trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết nhất để tránh xa kẻ lạ mặt có thể đem tới sự nguy hại hoặc bắt cóc trẻ.
1. Quy ước mật khẩu với bé
Quy tắc này rất quan trọng nếu như trẻ thường xuyên phải đi học một mình. Mẹ hãy dạy cho con một từ hoặc một câu đặc biệt mà chỉ những người trong gia đình mới biết.
Nếu như mẹ nhờ người đón con thì hãy cung cấp cho họ mật khẩu này. Nhiều kẻ xấu cũng lợi dụng sự lo lắng của trẻ con để dụ dỗ con đi theo. Chúng có thể sẽ nói với bé cha mẹ đón về, mẹ đang bị ốm, đưa trẻ đến chỗ mẹ,…
Lúc này hãy dạy cho trẻ hỏi mật khẩu, nếu đúng thì hãy đi theo còn nếu sai thì tuyệt đối không đi.
Nhớ là đừng nên chọn mật khẩu quá dễ vì kẻ xấu có thể sẽ đoán ra được. Hãy chọn một cụm từ quen thuộc với con nhưng đủ đặc biệt không dễ đoán.
2. Cảnh giác với người lạ trong thang máy
Trong trường hợp bé ở nhà một mình, dặn dò trẻ không được mở cửa cho người lạ. Nếu như bé đi thang máy thì hạn chế vào cùng người lạ mà hãy đi theo đám đông. Nếu như ở trong thang máy bị dụ dỗ thì con cần phải la hét, đạp và cắn mạnh vào kẻ xấu.
Hiện nay hầu như thang máy của các khu chung cư đều gắn camera, do đó cha mẹ hãy dạy trẻ khi có kẻ xấu cố tình dụ dỗ và bắt nạt con thì con hãy nhắm hướng camera mà gào thét hoặc tay chân hoạt động thật mạnh để có thể lôi kéo được sự chú ý của nhân viên an ninh.
3. Từ chối nhận quà
Chiêu thức phổ biến nhất của những kẻ bắt cóc là sẽ dụ dỗ bé bằng những món quà hấp dẫn như kẹo bánh, đồ chơi, quần áo,…
Mẹ hãy dạy con tuyệt đối không nhận bất cứ món quà nào từ người lạ, thậm chí không được phép cầm đến những món đồ ấy.
Nguy cơ những món đồ chơi kẹo bánh sẽ tẩm thuốc mê và con hít vào sẽ không kiểm soát được, do đó mẹ cũng phải dạy con sau khi từ chối không nhận thì hãy tìm đến chỗ có người lớn để tránh bị kẻ đó dụ đỗ.
Nếu như kẻ xấu dụ dỗ con không thành và cứ theo sát con hoặc bắt ép con lên xe tháo chạy thì hãy dạy bé phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.
Trong trường hợp thấy ô tô hoặc xe máy đi theo sát mình thì con phải chạy ngược trở lại thật nhanh. Điều này có thể giúp con có thêm thời gian để tìm kiếm sự giúp đỡ.
4. Cảnh giác với những lời gạ gẫm nhờ giúp đỡ
Kẻ xấu sẽ thường lợi dụng sự ngây thơ và lòng tốt của các em bé để dụ dỗ các bé ra khỏi vòng an toàn. Vì vậy, hãy dạy con không giúp đỡ người lạ.
Nếu như có người yêu cầu giúp đỡ thì hãy chạy ngay đến với người lớn xung quanh đó để nhờ họ. Giảng giải với con rằng, nếu người ta thật sự cần giúp đỡ, họ sẽ tìm đến người lớn chứ không phải là trẻ em.
5. Hét thật to khi người lạ động vào
Cha mẹ hãy dặn dò con khi thấy có người lạ động vào và kéo con đi thì phải hét thật to tìm kiếm sự cầu cứu.
Cha mẹ nên dạy trẻ khi bị 1 người lạ mặt cố tình lôi, kéo cần sẵn sàng giằng co, cắn, đá và tìm cách thu hút sự chú ý của người đi đường bằng cách giãy giụa, hét lớn “Tôi không quen biết người này, họ đang muốn bắt cóc tôi!”
Khi bị người lạ dụ dỗ, hãy hét thật to. Ảnh minh họa.
6. Xác định nơi an toàn để xin giúp đỡ
Hãy chỉ cho trẻ một số nơi an toàn trong tình huống cấp bách. Nếu trẻ ở nơi công cộng như siêu thị, rạp hát, công viên nên tìm đến những ông bố bà mẹ có con nhỏ đi cùng và nhân viên mặc đồng phục.
Nếu ở ngoài đường phố nên tìm đến các chú công an, hoặc một cơ quan ngay gần đó như ủy ban, ngân hàng để nhờ liên lạc với gia đình.
Còn nếu như không ở gần những địa điểm trên thì hãy dạy trẻ chạy vào nhà gần nhất và cầu xin sự giúp đỡ.
7. Cùng con xem các video về bắt cóc
Không có gì thức tỉnh bằng việc được chứng kiến và trải nghiệm. Hiện nay, mới chỉ có một số trường tư thục dạy các con bài bản kỹ năng thoát khỏi kẻ xấu, từ chối lời dụ dỗ của người lạ,…
Tốt hơn hết là cha mẹ hãy dành thời gian để cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình.
Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.
Nếu có thể hóa thân vào nhân vật thì lại càng tốt hơn. Phụ huynh cùng con diễn lại tình huống như trong video thì chắc chắn trẻ sẽ nhớ rất lâu và thực hiện thành thạo kỹ năng thoát khỏi kẻ xấu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Cuộc chạy trốn 20 năm của người mẹ phải bắt cóc con mình
- Vở kịch bị bắt cóc của cậu bé 11 tuổi khiến nhiều người 'té ngửa'
- Nghi cặp đôi bắt cóc trẻ em, công an vào cuộc điều tra
- Giải cứu 2 bé gái bị bắt cóc tống tiền 50.000 USD ở Sài Gòn
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua