Dòng sự kiện:

Dạy bé ứng xử thông minh trước mối nguy "người lạ ơi

Theo MarryBaby
07:15 13/08/2018
Chuyện người lạ làm quen và tấn công trẻ nhỏ không còn phải là chuyện hiếm nữa mà đang ngày phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Dạy bé ứng xử trước những người không quen vì vậy càng thêm quan trọng.

Con đang lớn, có thể tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh, điều này khiến bạn vừa mừng vừa lo. Đây cũng là lúc bạn cần dạy bé ứng xử với mối nguy mang tên người lạ.

Có thể cha mẹ gặp một chút rắc rối với sự tự tin sẵn có trong trẻ nhưng cần thông báo với bé cưng rằng một số người lớn có thể gây nguy hiểm. Thách thức đặt  ra là làm sao để phụ huynh khuyến khích bé cảnh giác hợp lý với một người lạ mà không làm trẻ hoàn toàn sợ hãi và hoang tưởng.

 
 

Chỉ ra những điều đúng đắn cần làm

Giải thích với trẻ rằng không phải tất cả người lớn đều tốt với trẻ em. Đương nhiên cha mẹ cần cẩn thật trong cách sử dụng từ ngữ, thuật ngữ mà trẻ có thể hiểu.

Bé có thể hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu con đi với một người lạ”. Đừng chia sẻ những câu chuyện thực tế về những đứa trẻ bị bắt cóc và mất liên lạc với gia đình. Trẻ sẽ sợ hãi ngay lập tức và có thể sống thu mình lại trước mọi người. Thay vào đó hãy đưa ra một lời giải thích nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như: “Một người lạ có thể làm con bị thương và đau”.

Đừng dọa bé về người lạ, hãy giải thích

Chia sẻ với bé rằng không phải lúc nào người lạ mặt trông cũng khó ưa, một số có thể xuất hiện rất thân thiện và hào phóng. Tuy nhiên không có lý do gì khi nói với bé phải ngưng nói chuyện với người lạ bởi điều đó là không thể. Trẻ sẽ không muốn trò chuyện với nhân viên bán hàng hoặc một người thân nào đó đó tình cờ bạn gặp ngoài đường.

Chỉ cần nói rõ rằng trẻ không nên đi với một người xa lạ. Đưa ra một số ví dụ thực tế. Nói với bé: “Đừng nắm tay người lạ không quen biết khi đang ở trên đường phố hoặc công viên.”

“Không bao giờ lấy một món quà dễ thương nào từ một người lạ không biết khi cha mẹ không ở nhà.”

“Không bao giờ đi vào một chiếc xe với một người trẻ không biết.”

Ví dụ cụ thể sẽ làm giảm sự mơ hồ trong tâm trí con bạn. Đừng quên nhắc nhở thường xuyên và cho phép trẻ hỏi những điều bé thắc mắc.

Khi con cần giúp đỡ

Nếu trẻ bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi, khi bé nhìn xung quanh và không thế cha mẹ, bé nên lại quầy thu ngân hoặc bảo vệ, chia sẻ với họ rằng bé bị lạc và chờ ở đó chờ cho đến khi gặp được người thân.

Hoặc nói với bé hãy đi đến cửa hàng công cộng đầu tiên mà trẻ nhìn thấy và lặp lại hành động trên. Nếu không hãy tìm gặp cảnh sát hoặc người nào đó có đồng phục tương tự.

Ngoài ra, hãy thảo luận về quyền riêng tư. Nhấn mạnh rằng không ai có quyền động chạm vào trẻ trừ khi bé cảm thấy thoải mái với họ. Bé sẽ hiểu rằng một cái ôm âu yếm từ cha mẹ là hoàn toàn chấp nhận được nhưng trái ngược với khi đó là một người xa lạ.

Giải thích rằng không ai nên chạm vào vùng kín của trẻ và bé cần nói cho cha mẹ biết ngay khi có ai đó đụng chạm. Tư vấn cho trẻ rằng không nên có bí mật giữa bạn và trẻ ngay cả khi một người lớn yêu cầu cô ấy giữ im lặng về những gì đã làm với bé.