Dạy con cách hành xử đúng đắn với tiền bạc
Tin liên quan

- Dạy con cái cách chia tay người yêu không thù hận?
- Đừng “giam lỏng” các “cậu ấm cô chiêu”
- 11 bài học vô giá mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từng dạy con
- Lý Hùng lần đầu tiết lộ về cuộc sống bị vợ ruồng bỏ
- Nếu bạn không dạy cho trẻ về tiền, trẻ sẽ không biết nguồn gốc tiền có được từ đâu. Bạn cần khiến trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc lao động để kiếm tiền và không phải lúc nào cũng có sẵn tiền để tiêu.
- Nếu bạn không dạy cho trẻ về tiền, có thể trẻ sẽ lớn lên mà không hiểu về giá trị của đồng tiền.
- Là người lớn, bạn biết rằng bạn không thể có tất cả mọi thứ, kể cả những thứ tối thiểu cần có. Vì vậy, bạn phải hạn chế việc mua sắm hoặc chỉ mua những thứ thật sự cần thiết. Thật không may, nếu bạn không dạy cho con biết về tiền, trẻ có thể không học được bài học này trong cuộc sống sau này.
- Nếu bạn không dạy trẻ về tiền, trẻ sẽ có nguy cơ cao hơn bị nợ tín dụng khi trưởng thành. Khi trẻ hiểu về tiền và tầm quan trọng của việc chi tiêu tiết kiệm, kiên nhẫn tài chính, lớn lên chúng sẽ biết cách chi tiêu hợp lý.
- Nếu bạn không dạy trẻ về tiền khi chúng còn nhỏ, chúng sẽ phải tự mình trải nghiệm và mắc lỗi khi lớn lên. Vì vậy, nếu con bạn từng có những suy nghĩ sai lệch về tài chính, chúng có thể tiếp tục mắc sai lầm khi trưởng thành.
Dạy con cách quản lý tiền bạc
Bạn đừng vì quá thương con, nuông chiều con mà đáp ứng tất cả những mong muốn của chúng, hãy để bé biết đến giá trị của đồng tiền và có kỹ năng quản lý tiền ngay từ nhỏ.
Muốn làm được như thế bố mẹ cần có một phương pháp dạy con hợp lý, trước hết bố mẹ phải là tấm gương sáng để các bé nhìn và noi theo, chúng sẽ để ý xem bố mẹ có làm đúng như những gì bố mẹ đã dạy chúng không đấy.
Khi các bé đã biết tiêu tiền, mỗi tuần bạn hãy cấp cho bé 1 khoản trợ cấp vừa đủ và hướng dẫn trẻ biết chi tiêu hợp lý, khoản nào cần chi, khoản nào không thật cần thiết và ghi lại tất cả những khoản thu-chi vào một quyển sổ nhỏ.
Vào cuối tháng, bố hoặc mẹ hãy cùng bé điểm lại những khoản chi và phân tích xem bé chi tiêu như thế đã hợp lý chưa, cần rút kinh nghiệm như thế nào… dần dần bé sẽ hình thành được thói quen chi tiêu phù hợp, hiệu quả đấy.
Dạy trẻ tiết kiệm
Ngay từ đầu năm bạn hãy sắm cho bé một con heo đất nhỏ và dạy bé biết cách tiết kiệm tiền bạc, hãy giúp bé hướng đến mục tiêu khi tiết kiệm đủ tiền bạn sẽ mua cho bé chiếc xe đạp, cái máy tính hãy những gì bé thích mà bạn cảm thấy phù hợp, bé sẽ cố động lực tiết kiệm tốt hơn đấy.
Không những thế, khi bé muốn mua thứ gì, bạn đừng vội mua cho bé ngay mà hãy phân tích cho bé hiểu món đồ đó có thật cần thiết không, nếu không cần thiết thì không nên mua và sử dụng số tiền đó để làm dày thêm tài khoản tiết kiệm để làm những việc ý nghĩa hơn nhé, hiệu quả lắm đấy.
Lam Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video:
[mecloud]ha02Hm4dY0[/mecloud]
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua