Dòng sự kiện:

Dạy con khi nào nên nói dối?

09:02 26/01/2021
Không thể tránh được những lúc bạn buộc phải nói dối với con dù rằng bạn luôn dạy dỗ con trở thành một người trung thực. Vậy khi nào nên nói dối?

Chuyên gia giáo dục người Ukraina - Sukhomlinsky từng nói: "Cha mẹ đối xử với trái tim trẻ phải cẩn thận bởi nó giống như giọt sương trên lá sen. Lời nói dối ấm áp của cha mẹ có thể xua tan những đám mây đen đang trùm lên đứa trẻ và lấp đầy cuộc đời chúng".

Lời nói dối trong nhiều hoàn cảnh là luôn cần thiết, là luôn được khuyến khích.

Dạy con khi nào nên nói dối? - Ảnh 1.

Lời nói dối ấm áp của cha mẹ có thể xua tan những đám mây đen đang trùm lên đứa trẻ và lấp đầy cuộc đời chúng. Ảnh minh họa.

1. Khi cần phải đánh lạc hướng con trong khoảnh khắc tế nhị

Nếu chẳng may bị con bắt gặp cảnh "bố trên mẹ dưới", hãy bình tĩnh và xử lý nhanh bằng cách nói với con rằng bố mẹ đang "tham gia thi vật nhau". Đồng thời đó cũng là cơ hội để bạn dạy con về các quy tắc trong gia đình, như việc phải gõ cửa phòng người khác trước khi mở cửa. 

Nếu con thấy mẹ uống "viên thuốc nhạy cảm", bạn có thể nói với trẻ rằng đó là thuốc của người lớn, một loại chỉ dành riêng cho người lớn và có hại đối với con trẻ. Bạn cũng chỉ rõ cho con thấy, trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vào người cần phải hết sức cẩn trọng.

2. Nói dối về những điều trẻ chưa hiểu nhưng dễ gây hoang mang, lo lắng

Có rất nhiều điều "vĩ mô" từ cuộc sống khiến không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng nhiều lo lắng. Những vấn đề mà có giải thích trẻ cũng chỉ thêm những hoang mang thì cách tốt nhất là bạn nên nói dối. Một cuộc khủng bố, một vụ án mạng hoặc một mối lo lắng nào đó trong cuộc sống của cha mẹ... đều là những điều khiến trẻ tò mò muốn biết nhưng càng biết lại càng dễ lo lắng. Trường hợp này, cha mẹ cũng nên nói dối. Theo quan điểm của Th.S Vicki Panaccione (Sáng lập Học viện Làm cha mẹ tốt hơn tại Mỹ) cho rằng: Các bậc cha mẹ luôn là người giữ vai trò bảo vệ con cái nên không được làm con lo lắng khi con trẻ chưa đủ tuổi để phải bận tâm những vấn đề ấy.  

3. Nói dối khi con yếu kém trong vấn đề thể thao, văn nghệ 

Con trai bạn không chơi bóng tốt, con gái không được tham gia vào đội văn nghệ của trường… những vấn đề này được xem là tế nhị với trẻ. Các chuyên gia cho rằng: Liên quan đến thi đấu, văn nghệ, thể thao, cha mẹ chỉ nên tập trung vào những nỗ lực của trẻ, tránh đánh giá thành tích. Có thể con bạn hát không được hay lắm thì mẹ có thể nói với con: ‘Con đã hát bằng cả trái tim mình rồi con gái ạ. Mẹ rất thích nghe giọng hát tình cảm của con’. Điều đó làm con bạn ổn hơn. 

Phương Nghi (t/h)

Link nguồn:

https://giadinh.net.vn/gia-dinh/day-con-khi-nao-nen-noi-doi-20210121160018625.htm

Theo giadinh.net.vn


TAG