Dạy con kiểu Nhật: Vì sao trẻ em Nhật lại bình tĩnh đến thế?
Một phần có lẽ đến từ cách nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, đặc biệt là sự tự điều chỉnh của người Nhật. Có thể hiểu đây là khả năng kiểm soát, theo dõi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và sự quan tâm của bản thân đối với các sự việc, sự kiện diễn ra. Cũng có thể hiểu “tự điều chỉnh” là khả năng thực hiện theo những hướng dẫn hoặc kỳ vọng của người khác. Một số nghiên cứu về sự khác biệt trong việc phát triển sự tự điều chỉnh đã chỉ ra rằng, trẻ em Nhật thường định hình và phát triển các kỹ năng này sớm hơn so với trẻ em Mỹ.
Theo trang Power of Positivity cho hay, đã có những tranh cãi xoay quanh vấn đề có hay không việc trẻ tiếp thu và kết hợp các giá trị văn hóa vào bản sắc dân tộc ngay từ khi còn khỏ. Tuy nhiên, có một điều mà không phải ai cũng biết. Đó là trẻ em có khả năng trực quan tốt hơn so với người lớn rất nhiều.
Trước khi biết nói, trẻ đã có thể bắt đầu tiếp nhận các quy tắc và tiêu chuẩn văn hóa cho chính mình. Trên thực tế, thời điểm để trẻ phát triển một số kỹ năng nhất định phụ thuộc vào thời điểm tiếp xúc với nền văn hóa. Do vậy, cách nuôi con kiểu Nhật Bản đặc biệt nhấn mạnh vào đặc điểm này. Càng sớm được tìm hiểu về nền văn hóa của đất nước, trẻ càng sớm có cơ hội phát triển các kỹ năng của mình.
Nhìn vào các giá trị cốt lõi của Nhật Bản với sự đồng cảm, hòa hợp và giới hạn cảm xúc, chúng ta dễ dàng thấy được nguyên nhân của sự khác biệt trong việc phát triển khả năng tự điều chỉnh giữa hai nền văn hóa. Nếu trẻ em Nhật Bản phát triển kỹ năng tự điều chỉnh sớm hơn, trẻ em Mỹ lại phát triển kỹ năng tự nhận thức về sự ảnh hưởng và kiểm soát đối với môi trường xung quanh. Điều này nghĩa là, trẻ em Mỹ nhận ra cảm xúc, suy nghĩ và bản chất khác với trẻ em đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản. Cũng không có gì quá ngạc nhiên, bởi nền văn hóa Mỹ vốn hướng đến sự quyết đoán, độc lập, đề cao tính cá nhân.
Văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp dạy con của cha mẹ, cũng như tác động đến sự phát triển của khả năng tự điều chỉnh và tự nhận thức của con.
Về vấn đề này, nhà tâm lý học người Đức – Heidi Keller, đã xác định có 2 cách nuôi dạy con cái thường gặp. Ví dụ với phương pháp nuôi con kiểu gần, đa phần sẽ tập trung vào sự tiếp xúc, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Đây có thể coi là cách nuôi dạy con kiểu Nhật Bản rất phổ biến hiện nay. Sự gắn kết giữa mẹ và con sẽ được chú trọng thông qua việc mẹ và bé ngủ chung hay mẹ tắm cho bé...
Trong khi đó, phương pháp nuôi con kiểu xa lại hướng đến khả năng giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt hoặc biểu hiện trên khuôn mặt. Có thể mượn một minh chứng rõ ràng nhất thể hiện phương pháp này. Đó là mẹ sẽ để con ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ và để bé tự chơi, tập trung vào các vật thể thay vì tương tác với những người khác. Keller đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa phương pháp nuôi con kiểu gần với sự hình thành khả năng tự điều chỉnh và phương pháp nuôi con kiểu xa với sự phát triển của khả năng tự nhận thức.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 điều cần nhớ để dạy con thành người tử tế
- Bí quyết dạy con nên người cha mẹ nào cũng nên đọc
- Mẹ Việt ở nước ngoài dạy con cách quản lý tài chính thông minh
- Chuyên gia Stanford chỉ tên kỹ năng số 1 cha mẹ bỏ quên khi dạy con
- Năm học mới: 10 cách dạy con học hiệu quả dành cho cha mẹ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua