Dạy con nghe lời - Cha mẹ nên ngồi xuống nói chuyện với con
Bất cứ một ông bố, bà mẹ nào khi sinh con ra đều mong muốn con khỏe mạnh, giỏi giang và ngoan ngoãn. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng biết nghe lời.
Dưới đây Bí quyết dạy con biết nghe lời cho bố mẹ trẻ một cách khoa học và đơn giản...
1. Nên ngồi xuống nói chuyện với bé
Khi nói chuyện với con, bạn nên ngồi xổm để tầm mắt của mình ngang với tầm mắt của bé. Hành động đó sẽ giúp bé cảm nhận được dấu hiệu bố mẹ tôn trọng mình và mình cũng cần phải lắng nghe điều bố mẹ sắp nói. Bạn nên nhìn thẳng vào mắt con, đặt tay lên má hoặc nhẹ nhàng cầm tay bé rồi chậm rãi nói chuyện với con.
2. Hãy nói một cách cụ thể nhất
Thay vì “dông dài” với các yêu cầu, bạn chỉ nên yêu cầu con làm một việc một lúc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con về một chuyện. Đa số các bé sẽ “giả điếc” khi phải nghe quá nhiều yêu cầu một lúc của bố mẹ.
Hãy luôn nhớ rằng hệ thống từ vựng của trẻ nhỏ không thể bằng bạn được. Chính vì thế khi bạn muốn diễn đạt điều gì thì cần diễn đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu bằng các từ ngữ càng đơn giản càng tốt. Bạn hãy nghe cách các bé trò chuyện với nhau và tìm hiểu ngôn ngữ của bé.
Dạy con nghe lời - Cha mẹ nên ngồi xuống nói chuyện với con.
3. Hãy chắc chắn con đã hiểu những điều bạn nói
Bằng cách yêu cầu bé nhắc lại những điều bé vừa nghe. Từ đó bạn có thể chắc chắn trẻ đã nghe và hiểu rõ những yêu cầu mà bạn đã nói với trẻ.
4. Hãy lặp đi lặp lại yêu cầu nhiều lần một cách đồng nhất
Ở trường học, các cô giáo thường dạy bé học thuộc một bài hát bằng cách hát từng câu một và lặp lại nhiều lần. Đó là cách để bé ghi nhớ. Mặc dù nếu thấy bé có thể ghi nhớ tốt những điều mẹ dặn, bạn vẫn cần nhắc nhở bé.
5. Hãy cho trẻ sự lựa chọn
Thay vì nói rằng “đừng để đồ chơi lên ghế”, “đi rửa tay ngay” thì bạn nên cho con sự lựa chọn“con có muốn cất đồ chơi vào chỗ hôm trước mẹ con mình cất không?”, “con rửa tay sạch rồi mẹ con mình cùng nấu cơm nhé?”. Hoặc “con thích thay quần áo trước hay là đánh răng trước?”. Được hỏi nhe vậy sẽ giúp bé thích làm theo yêu cầu của cha mẹ mà ít chống đối hơn.
6. Dùng từ "Khi nào... thì…" thay vì “Nếu…không…”
Thay vì nói “Nếu con không đánh răng mẹ sẽ không đọc truyện cổ tích cho con nghe”, bạn nên nói "Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con". Từ "khi nào" ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ "nếu".
Theo PNO
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua