Đây là cách bố mẹ Nhật giúp con luôn hứng thú và tự giác học bài
Ở Nhật học thêm, dạy thêm cực kỳ phát triển, đặc biệt là học sinh ở thành phố lớn học thêm để thi chuyển cấp, thi đại học vô cùng phổ biến. Nhưng cách vận hành của họ khác.
1. Học thêm - dạy thêm vẫn cần tồn tại, nhưng tách biệt với sự quản lí của giáo viên và nhà trường, là sự lựa chọn tự do
Ở Nhật được phép dạy thêm cho học sinh (trung tâm dạy thêm, gia sư tại nhà) tách biệt hoàn toàn với hệ thống trường học. Nghĩa là giáo viên dạy ở trung tâm không phải là giáo viên dạy ở trường. Và giáo viên dạy ở trường thì không được dạy thêm tại nhà cũng như dạy tại trung tâm. Ở trường không dạy thêm nhưng có phụ đạo cho học sinh kém hay học sinh muốn được nâng cao kiến thức. Môi trường giáo dục khuyến khích thói quen tự học, tự tra cứu và tìm tòi.
Ảnh: Internet
Giáo viên ở trường khác giáo viên dạy thêm ở trung tâm ở chỗ, giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà còn là người phụ trách các vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp, tư vấn chuyện cá nhân, các môn ngoại khóa hoạt động khác ở trường.
Giáo viên dạy ở trung tâm là những người có kỹ năng chuyên môn cao trong việc làm sao giúp học sinh tiếp thu bài, biết cách giải bài, cách học hiệu quả...
Học sinh học trên lớp nhưng chưa hiểu hết bài và muốn được phụ đạo thì vẫn cần đi học thêm. Nhiều học sinh muốn được nâng cao kiến thức có thể học thêm. Giai đoạn tiểu học chỉ là thời kỳ giúp học sinh hứng thú với việc học, rèn thói quen tự học thì chưa cần học thêm nhiều. Nhưng đến giai đoạn học sinh muốn thi chuyển cấp lên cấp 2, cấp 3, thi đại học, hay những kiến thức ở cấp 3 khó hơn không phải học sinh nào cũng tiếp thu được trong thời gian có hạn ở trường, vì vậy trung tâm dạy thêm vẫn là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho học sinh và phụ huynh trong giai đoạn này.
Ở Nhật, các trung tâm dạy thêm không chỉ là nơi cho học sinh bài tập, giúp học sinh biết cách làm bài tập mà còn tư vấn cho phụ huynh để giúp con hứng thú với việc học.
Vậy vai trò của nhà trường là gì?
Nhà trường không phải chỉ đơn thuần là nơi nhồi nhét kiến thức cho học sinh, trước hết nó cần là nơi dạy học sinh cách học làm người, học những kỹ năng cần thiết khác ngoài kiến thức để bước vào đời sau này. Vì thế trường học ở Nhật hay Âu Mỹ đều có môn ngoại khóa như thể thao, các câu lạc bộ hội họa, cờ, khảo cổ, khoa học, văn học… để giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng này.
Vấn đề là dạy thêm - học thêm vẫn cần tồn tại vì rất nhiều phụ huynh và học sinh cần, nhưng nó chỉ là yếu tố tự chọn chứ không phải bắt buộc. Và muốn giáo viên công tâm, không theo kiểu giấu bài không dạy học sinh trên lớp mà để về nhà dạy thì phải tách biệt rõ ràng hệ thống học thêm - dạy thêm với nhà trường.
2. Những học sinh giỏi nhất là những học sinh không đi học thêm
Mình may mắn được tiếp xúc với rất nhiều học sinh elite (xếp hạng nhất ở trường) ở các trường top đầu của Nhật trong thời gian 3 năm nhận học bổng cùng các bạn học sinh Nhật đang học ở bậc đại học. Mình luôn hỏi các bạn ấy là có đi học thêm hay không? Có học các lớp giáo dục sớm như Kumon, Shichida hay không? Có học Tiếng Anh từ bé xíu hay không? Câu trả lời mình nhận được là 90% các bạn ấy đều nói rằng mình không đi học thêm ở bất cứ trung tâm nào, chủ yếu là tự học. Hồi nhỏ toàn chơi là chính chứ bố mẹ cũng không cho học thêm sớm, nhưng chơi thể thao thì có.
Vậy sao các bạn ấy lại thích học, tự học và học giỏi được như vậy? Mình nghĩ đây là chìa khóa mà mọi phụ huynh đều muốn biết sau câu nói “không ép con học thêm nữa”.
3. Để 1 đứa trẻ ghét học là ép nó học. Vậy để 1 đứa trẻ thích học cần gì?
Mình đã đọc trên dưới 5 cuốn sách của những tác giả là chuyên gia giáo dục nổi tiếng về phương pháp giúp trẻ hứng thú học tập, hình thành thói quen tự học của Nhật để hiểu mấu chốt vấn đề là gì. Câu trả lời ở đây chính là "giáo dục tại gia đình" - "thói quen học tập được gieo trồng tại nhà".
Ảnh: Internet
Trước hết nó phải là một quá trình ba mẹ cần gieo những thói quen mỗi ngày bắt đầu từ giai đoạn tiền tiểu học (4-5 tuổi) cho đến hết cấp 1 để giúp con cảm thấy hứng thú với sự vật sự việc xung quanh, lồng ghép yếu tố toán, khoa học, xã hội, ngôn ngữ vào trong những trò chơi hằng ngày với con.
Công thức chung của các bố mẹ Nhật giúp con thích học, tự học chính là:
- Ở thời kỳ 0-6 tuổi: để trẻ con được chơi, trải nghiệm nhiều trong thiên nhiên, thực tế (ngay cả công việc nhà) để giúp trẻ khơi gợi sự tò mò, hứng thú với mọi việc. Luôn cho trẻ tự do chơi và học cái mà chúng muốn.
- Tiền tiểu học đến tiểu học: đừng để ý đến thành tích, điểm số, đừng so sánh con với bạn bè, đừng ép nếu con không thích học cái gì.
Nhưng quan trọng hơn chính là hình thành thói quen học tập tại gia đình thay vì ỉ thác vào các lớp học thêm. Mà muốn làm được điều này thì đương nhiên cha mẹ cần phải dành thời gian cho con. Không phải thời gian kè kè ngồi cạnh kèm bài. Mà là:
- Thời gian trò chuyện khi ăn bữa cơm cùng nhau, cùng con ôn tập lại bài cũ (mẹ là học sinh, con là cô giáo để con dạy lại mẹ bài đã học ở trường), ra câu đố hay các bài test nhỏ lặp đi lặp lại.
- Thời gian đọc sách để làm tấm gương cho con học tập theo.
- Thời gian lắng nghe con trò chuyện, động viên con cố gắng.
Không gian trong nhà cũng quyết định đến việc con có hứng thú học hay không:
- Tủ sách có để ở phòng khách không? Từ điển, bách khoa toàn thư, sách khoa học có bày trên giá không?
- Trên giá sách có đủ các loại sách cho cả ba mẹ, con cái đọc không để con tò mò với những cuốn sách khó của ba mẹ, có liên tục được thay đổi tựa sách mới mỗi tháng không.
- Trong nhà gần tivi có treo bản đồ không?
Tất cả những chi tiết tuy là rất nhỏ, nhưng nó lại có tác động to lớn đến ý thức muốn học và lôi kéo con đến với việc học.
Con cái chẳng thích đọc sách nếu nó chẳng bao giờ thấy ba mẹ đọc sách và có giá sách trong nhà. Nếu phòng khách nhà bạn chỉ là nơi để bày biện những đồ quý giá (để khoe với khách) chứ không phải nơi để gia đình cùng nhau đoàn tụ, cùng nhau tạo thói quen học tập tại nhà, thì đừng mong con bạn sẽ hứng thú học và tự học. Đây là lời khuyên của chuyên gia giáo dục hàng đầu ở Nhật dành cho các phụ huynh Nhật.
Những phụ huynh như mình đã quá “giác ngộ” chuyện không ép con học, không so sánh con cái mình với bạn bè. Nhưng điều mình trăn trở là đằng sau chuyện để con tự do ấy là làm sao nuôi dưỡng cho con tinh thần ham học, tự học. Sẽ chẳng có phương pháp nào tốt bằng hình thành thói quen “giáo dục tại gia đình”. Cha mẹ không thay đổi thì đừng mong con thay đổi. Nhưng bên cạnh đó cũng cần rất nhiều các bí quyết “giáo dục tại gia đình” để hỗ trợ cho cả ba mẹ và con cái.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Áp lực học hành: Vì ai mới lớp 1 con đã phải học bài đến 10 giờ đêm?
- Muốn con tự giác học bài buổi tối, mẹ đừng ép mà hãy thực hiện đúng 3 phương châm này
- Ông bố Mỹ nhắc con học bài ở giải bóng rổ chuyên nghiệp
- Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
- Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
- Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
- Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua