Đây là cách chồng Singapore cùng vợ vượt qua trầm cảm sau sinh
Peter, 32 tuổi, quản lý cấp cao: “Tôi và vợ đi gặp chuyên gia tư vấn hàng tuần. Điều này rất quan trọng với những người phụ nữ mới sinh lần đầu, để cô ấy có tinh thần thoải mái và yên tâm rằng luôn có tôi ở bên đồng hành cùng cô ấy”.
Chee Keong, 28 tuổi, kế toán viên: “Tôi nấu ăn cho gia đình và chuẩn bị các bữa ăn cho cô ấy. Dành thời gian cho cô ấy nghỉ ngơi để sớm hồi phục”.
Wong, 36 tuổi, thương gia: “Tôi dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ để vợ tôi không phải lo lắng bất cứ việc gì”.
John, 29 tuổi, luật sư: “Tôi luôn ở bên vợ khi vợ cho con bú”.
Simon, 34 tuổi, giáo viên: “Tôi giúp vợ thay tã cho con. Nhìn thì có vẻ dễ nhưng thật không dễ chút nào, lại phải căn thời gian để thay hàng giờ, nhưng tôi đã làm được”
Jun, 28 tuổi, nhà thiết kế: “Tôi giúp vợ mát-xa hàng đêm khi con đã ngủ say. Điều này giúp cô ấy bình tĩnh và thư giãn hơn. Hành động nhỏ này của tôi nhưng đã giúp cô ấy vượt qua được thời kỳ khó khăn đó”.
Khai, 27 tuổi, kỹ sư: “Tôi luôn dán một mảnh giấy nhắn trong nhà tắm trước khi tôi đi làm, để khi vợ thức dậy, khi đánh răng rửa mặt em sẽ nhìn thấy và biết rằng tôi luôn quan tâm đến em. Có nhiều cách quan tâm đến nhau, không chỉ là gọi điện thoại. Cứ vài ngày tôi lại xin nghỉ một ngày ở nhà để phụ vợ chăm con. Rất may là tôi gặp được một ông chủ tốt, tạo điều kiện cho tôi”.
Raj, 29 tuổi, Kế toán trưởng: “Tôi nhanh chóng nhận ra rằng chữa bệnh trầm cảm cho vợ không phải phụ thuộc một mình tôi, vì vậy tôi chỉ có thể làm tất cả mọi thứ miễn sao giúp cô ấy thoải mái”.
Boon Heng, 32 tuổi, quản lý công nghệ thông tin: “Tôi đảm nhiệm việc đi chợ trong suốt thời gian đó để vợ được ở nhà nghỉ ngơi và không phải lo lắng về thực phẩm cho gia đình”.
Kean Hui, 34 tuổi, giảng viên: “Tôi ôm cô ấy mỗi ngày để cô ấy hiểu rằng cô ấy không cô đơn. Và đương nhiên, tôi cũng không phải dạng nói suông mà cũng thực hiện bằng hành động: thứ bảy hàng tuần là ngày của riêng cô ấy, cô ấy có thể đi mát-xa, làm móng hay mua sắm tuỳ thích. Tôi đảm nhiệm việc trông con, thường là có mẹ tôi sang phụ giúp”.
Lee Loon, 30 tuổi, quản lý biên tập: “Tôi gọi cho cô ấy bất cứ khi nào giải lao để chắc rằng cô ấy và con vẫn ổn. Bất cứ khi nào nhận thấy cô ấy căng thẳng hay lo nghĩ, tôi sẽ đưa con đi gửi nhà chị gái và dành thời gian để hai vợ chồng bên nhau. Tôi chỉ muốn vợ tôi hiểu rằng, dù đã có con nhưng chúng tôi vẫn có thể dành thời gian bên nhau”.
Jack, 30 tuổi, bác sĩ: “Cứ hai tuần, vợ chồng tôi lại “trốn” con ra ngoài ăn tối với nhau. Những khoảng thời gian này là lúc hai vợ chồng tâm sự, giúp tôi hiểu hơn về con và những vấn đề vợ đang gặp phải”.
Theo Theasianparent/Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua