Dòng sự kiện:

Dây ruột gà: Viagra "trời cho" giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm

15:31 22/10/2015
Trong các sách cổ, cây ruột gà (cây ba kích) được biết đến với các tác dụng tráng dương, bổ thận, giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm không mệt.

[mecloud]scbzqA7Pvm[/mecloud]

Dây ruột gà (Morinda officinalis How) hay còn gọi là cây ba kích (Radix Morindae officinalis), còn có những tên gọi khác nữa như chẩu phòng xì, sáy cáy (Thái), thau tày cáy (Tày), chày kiềng đòi (Dao), cây Đhong Jơn Jêê (cây chày giã gạo)... Tên khoa học là Morinda officinalis  How, họ Cà phê (Rubiaceae).

Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn. Loài cây này mọc hoang trong rừng ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc ở Quảng Ninh, Lạng Sơn,  Yên Bái,  Hòa Bình, đến vùng Cao nguyên ở phía Nam. Ngoài ra, nó còn phân bố ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào…

Ba kích trước đây là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, mặc dù đến nay người ta đã "thuần phục" loại cây này và đưa vào canh tác chủ động nhưng trước đó, người dân luôn nghĩ rằng đây là "cây của trời" mọc trong rừng chứ không phải của người, không trồng được.

[mecloud]r60oouhncL[/mecloud]

Theo bài viết của GS.TS. Phạm Xuân Sinh trên báo Sức khỏe Đời sống, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Quy kinh thận. Có tác dụng bổ thận, tráng dương. Dùng trong các trường hợp thận dương suy, dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết (xuất tinh sớm) hoặc phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ), muộn con hoặc các trường hợp đau lưng đau gối, đau xương khớp…

Dây ruột gà hay còn gọi là cây ba kích. 

Người ta thường sử dụng ba kích phối hợp với một số vị thuốc khác để tăng thêm tác dụng như thuốc hoàn ba kích: ba kích 80g, sừng hươu 200g, tiểu hồi 60g, phụ tử chế 16g, quế nhục 30g, thục địa, hoài sơn, mỗi vị 160g, mật ong vừa đủ làm hoàn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 16 – 20g hoặc dưới dạng ngâm rượu ba kích. 

Trên báo Trí thức trẻ, BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cũng chứng nhận ba kích là vị thuốc "cố tinh, làm xuất tinh chậm, giữ được khả năng cương cứng lâu". Kinh nghiệm dân gian cho rằng ba kích có thể giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm không biết mệt.


Củ ba kích được sử dụng chủ yếu dưới dạng ngâm với rượu có tác dụng tác dụng tráng dương, bổ thận, giúp quý ông "dẻo dai" cả đêm không mệt. 

Cách ngâm rượu ba kích

Khi ngâm ba kích chú ý chọn những củ ba kích tươi ngâm ngay sẽ tốt hơn ba kích khô. Ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng. Bỏ lõi của củ ba kích khi ngâm.

- 1kg ba kích tươi với 5 lít rượu nếp trắng từ 40 độ trở lên, rượu đã được để vài tháng càng tốt.

- Rửa sạch bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng. Sau đó để ra 1 chỗ cho ráo nước.

- Ba kích đã ráo nước tiến hàng bóc lõi ra bỏ đi chỉ lấy lại phần thịt của củ.

[mecloud]ABIPrlv4kB[/mecloud]

- Ngâm vào bình thủy tinh hoặc chum sành ngâm rượu.

Rượu ba kích sau khi ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể dùng ngon được. Có thể hạ thổ rượu để đạt hiệu quả cao hơn.

Rượu ba kích thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục, uống xong không bị nhức đầu.

Trong tự nhiên ba kích có hai loại củ: củ màu trắng và củ màu tím. Nhưng do quan niệm sai lầm nhiều người cứ nghĩ củ già mới có màu tím và củ non có màu trắng. Củ tím do có màu sắc đậm hơn nên ngâm rượu sẽ cho màu đẹp hơn. Nhưng trong tự nhiên củ tím cực kỳ hiếm.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]exm55KrysA[/mecloud]