Dạy trẻ cách chào hỏi ngày Tết: Bố mẹ nên là người chủ động chào để làm gương cho con!
Ngày Tết là ngày mọi người, mọi nhà đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Vì thế, nghi thức chào hỏi là một nét văn hóa của người Việt, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán.
Với trẻ em, đây là dịp để các bé có thời gian để tiếp xúc với ông bà, cô gì chú bác, họ hàng nhiều hơn. Vì thế bố mẹ cần phải dạy cho con cách ứng xử, chào hỏi, chúc Tết người lớn tuổi thật lễ phép để bé hiểu hơn về văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc.
Việc dạy dỗ bé cách chào hỏi thật lễ phép là cả một quá trình kiên nhẫn và lắng nghe tâm lý của con. Bố mẹ cần phải lập ra một kế hoạch rõ ràng để bé tiếp nhận bài giảng nhanh chóng và với một tâm trạng hứng khởi nhất.
Bố mẹ chủ động chào hỏi trước để con học theo
Hình thành một thói quen tốt cho trẻ không phải chuyện “một sớm một chiều”. Ngay từ khi con biết nói bố mẹ cần phải chỉ bảo con cần phải chào hỏi mỗi khi gặp người lớn tuổi và cũng đề nghị mọi người khi gặp con thì hãy chào con để con bắt chước theo, từ đó hình thành thói quen chào hỏi.
Khi trẻ vẫn đang ngượng ngùng chưa biết phải bắt đầu lời chào như thế nào thì bố mẹ hãy chủ động chào hỏi, chúc Tết gia chủ để làm mẫu cho con và động viên con bắt chước bố mẹ.
Hãy để việc chào hỏi là một hành động tự nguyện của trẻ, không nên ép buộc trẻ khiến trẻ có tâm lý phản kháng. (Ảnh minh họa)
Những lần sau đó, bé sẽ nhận thức được rằng đây là hành động cần phải làm khi gặp gỡ một ai đó, đặc biệt là người lớn.
Bố mẹ tham gia thực hành làm mẫu cho con
Các bài tập chào hỏi ở nhà sẽ giúp bé tiếp thu văn hóa chào hỏi nhanh hơn. Bố mẹ có thể đóng vai khách và chủ nhà sau đó yêu cầu bé tham gia cùng với không khí thật vui vẻ để kích thích sự hứng khởi của bé.
Với những bé bướng bỉnh, không chịu hợp tác thì bố mẹ có thể cho con xem những đoạn video minh họa cảnh chào hỏi thật gần gũi. Các bé rất thích thú với hình ảnh hoạt hình ngộ nghĩnh, bố mẹ có thể “lợi dụng” điều này để bé tiếp nhận và tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Bố mẹ nên thực hành các bài tập chào hỏi ở nhà cùng với bé. Đồng thời dạy cho bé những câu chúc thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa. (ảnh minh họa)
Dạy trước cho trẻ một số lời chúc Tết đơn giản nhưng ý nghĩa
Những ngày trước Tết, bố mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để nhắc nhở con nhớ về việc cần phải chủ động chào hỏi người lớn mỗi khi đến nhà ai đó chúc Tết. Giảng cho con hiểu đó là một hành động tốt đẹp, của một đứa trẻ ngoan trước người lớn.
Tuy nhiên, bố mẹ nên dạy cho con những câu chúc thật đơn giản nhưng dễ thương và ý nghĩa để tạo không khí Tết thật đầm ấm. Ví dụ như dạy con khi gặp người già thì chúc “Con kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi ạ!”, với các cô, các bác thì chúc “Con chúc cô/bác sức khỏe dồi dào ạ”… Hoặc bố mẹ dạy cho bé một đoạn thơ chúc Tết, đoạn thơ chúc Tết vần vè sẽ giúp bé nhớ nhanh và nhớ lâu hơn.
Không nên dạy con những câu chúc quá trịnh trọng, dài dòng và khó nhớ sẽ tạo áp lực khiến bé bối rối.
Tết quây quần và trao cho nhau những lời yêu thương vì thế những lời chúc Tết của trẻ thơ càng khiến không khí Tết thêm vui vẻ và đầm ấm hơn. Bố mẹ hãy xem đây là một trải nghiệm tuyệt vời để trẻ hiểu thêm hơn về một nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Những điều cần dạy trẻ khi nhận lì xì trong năm mới
- Dạy trẻ dùng tiền lì xì đúng cách
- Giúp mẹ nhận biết và dạy trẻ khi bị chậm nói
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua