Dòng sự kiện:

Dạy trẻ kỹ năng phục hồi sau nghịch cảnh

14:00 17/12/2015
Những nhà giáo dục hiện đại đang cho rằng tính kiên cường hay khả năng hồi phục sau nghịch cảnh là yếu tố quan trọng nhất để một đứa trẻ thành công.

 

 

 

Tin liên quan

  • Mẹ dạy con gái cần ích kỷ để vui sống
  • Bố ơi mình đi đâu thế?: Xuân Bắc dạy con từ việc đơn giản nhất
  • Bí quyết dạy con thành quán quân hùng biện tiếng Anh quốc tế
  • Bí quyết dạy con thành quán quân hùng biện tiếng Anh quốc tế
  • 4 điểm đáng học hỏi trong phong cách nuôi dạy con của cha mẹ Nhật
Theo đó, tính kiên cường được cho là một yếu tố dự báo tương lai chính xác hơn điểm tốt nghiệp trung học, giải cao trong các kỳ thi, bảng thành tích hay sức khỏe.

Paul Tough, tác giả cuốn sách "Bí quyết để thành công ở trường cho học sinh" cho rằng, không phải chỉ số thông minh mà tính gan góc mới là một yếu tố quan trọng mà một đứa trẻ cần để thành công.

Nhà giáo và tác giả Jessica Lahey cũng lập luận rằng chúng ta cần để cho những đứa trẻ thất bại, một phần để chúng tự xây dựng được khả năng phục hồi hoặc học được kỹ năng đối phó.

Sự thật là có rất nhiều mối đe dọa có thể làm nhụt tinh thần những đứa trẻ, trong đó có thể kể đến bạo lực học đường, bạo hành gia đình, cuộc sống nghèo đói… Tuy nhiên, cha mẹ và các thầy cô giáo hoàn toàn có thể áp dụng một số điểm để tăng tính kiên cường cho trẻ.

Tính kiên cường được cho là một yếu tố dự báo tương lai chính xác hơn điểm tốt nghiệp trung học, giải cao trong các kỳ thi, bảng thành tích hay sức khỏe.

Dưới đây là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh dạy con rèn luyện khả năng chấp nhận thất bại, tính kiên cường:

1. Những trò chơi chính là phương tiện tốt để giúp con học cách chấp nhận thắng, bại. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có khoảng 3 trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau thì thật khó để cả ba chơi chung một cách công bằng. Khi đó, bạn hãy lựa chọn một trò chơi phù hợp và đề nghị trẻ lớn hơn hãy nhường nhịn trẻ bé hơn.

Bạn nên chọn cho các con những trò chơi phối hợp để không có người thắng, người thua. Khi chơi trẻ phải phối hợp với nhau, giúp đỡ, động viên nhau để cùng đạt được mục tiêu trò chơi đề ra thì sẽ giúp trẻ đoàn kết, chơi vui vẻ hơn và ít cãi nhau hơn.

2. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với việc bố mẹ có tự hào về mình hay không và thắng ở các trò chơi là cách trẻ chứng minh điều đó. Vì vậy, thái độ của bố mẹ đối với chiến thắng hay chiến bại của trẻ rất quan trọng. Bố mẹ phải luôn tỏ thái độ rằng, con có thua cuộc cũng không sao, lần sau con sẽ làm tốt hơn. Hãy luôn khẳng định rằng, con không nên có thái độ khó chịu, hằn học nếu như con thua cuộc, bởi đó chỉ là một thử thách nhỏ mà con phải chấp nhận và vượt qua.

Bố mẹ phải luôn động viên con, giúp con kiên nhẫn và biết kiềm chế bản thân. Dần dần trẻ sẽ học được cách chấp nhận thất bại và tìm thấy niềm vui thực sự trong các trò chơi.

3. Trước khi bắt đầu một trò chơi nào đó, cha mẹ phải nhấn mạnh mục đích vui là chính, là để gia đình đoàn kết hơn, trẻ trở nên nhanh nhẹn hơn, nhanh trí hơn, hài hước hơn... Nên tránh tất cả những động cơ cạnh tranh cá nhân.

Và điều quan trọng hơn cả, chính các bậc phụ huynh không nên để mình bị ảnh hưởng bởi “bệnh thành tích” từ đó áp đặt mong muốn chiến thắng lên con mình.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Clip hot: [mecloud]jE6GRdRMVS[/mecloud]