Dòng sự kiện:

Dạy trẻ thoát khỏi tử thần bằng bài học nổi trên mặt nước

17:11 30/07/2015
Ngày càng có nhiều vụ việc chết đuối thương thâm của trẻ xảy ra. Trẻ bơi sông, trong hồ bơi, thậm chí ngay hồ bơi tại nhà…đều xảy ra tình trạng đuối nước. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với bậc cha mẹ cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp đuối nước.

Ngày càng có nhiều vụ việc chết đuối thương thâm của trẻ xảy ra. Trẻ bơi sông, trong hồ bơi, thậm chí ngay hồ bơi tại nhà…đều xảy ra tình trạng đuối nước. Đây là hồi chuông cảnh báo đối với bậc cha mẹ cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết trong trường hợp khẩn cấp đuối nước. 

Vì vậy, việc dạy trẻ cách tự nổi trên mặt nước trước khi có người phát hiện và cứu là điều rất quan trọng. Hãy nói cho trẻ biết tầm nguy hiểm, cho con xem các clip dạy cách tự nổi để trẻ học tập. Một bước nhỏ như vậy cũng đủ để cứu con bạn khỏi tay thần chết.


Cổ vũ trẻ khi xuống nước

Nhiều trẻ khá nhút nhát khi tiếp xúc với môi trường nước vì có thể làm chúng sặc nước, ù tai…Nên sợ nước là điều tự nhiên khi bé cảm thấy môi trường không an toàn. Không sao, cha mẹ hãy cổ vũ trẻ tiếp xúc với nước thật thoải mái và từ từ.

Giữ nách trẻ và cho trẻ đi quanh quanh trong bể bơi một lúc để làm quen. Tốt nhất nên cho trẻ tập bơi từ nhỏ.

Dạy bé đá chân

Nổi trên mặt nước không hề khó với trẻ. Bạn chỉ càn dạy trẻ cách đạp chân ở dưới nước sao cho mặt luôn hướng lên trên để hít không khí và phổ không bị ngập nước.

Trong bể bơi, bạn chỉ cho trẻ cách giữ thành bể hoặc để trẻ nằm sấp và bạn đỡ bụng con, sau đó trẻ sẽ duỗi thẳng chân ra và đạp thật mạnh. Ban đầu trẻ chỉ tập đạp chân thật mạnh sao cho phần thân sau có thể nổi lên mặt nước.


Nín thở và thở trong nước

Kỹ năng nín thở và thở trong nước cũng rất quan trọng. Bởi trong môi trường nước, áp xuất lớn gây ra chứng khó thở, nếu bạn không trang bị cho con kỹ này sẽ rất khó để con có thể nổi được. Bạn có thể dùng sức của mình bế ngang thân bé, úp mặt bé xuống nước để bé tập nín thở. Tuy nhiên, bạn phải chú ý quan sát bé, tránh trường hợp vô ý quên đi sẽ làm bé bị ngạt nước. 

[mecloud]eyM7Dgj8z5[/mecloud]

Tp vi tay

Sau khi nhuần nhuyễn với đá chân và nín thở, bạn luyện cho bé tập khua tay trong nước. Ban đầu, bạn tập mẫu để bé có thể nhìn và học theo, sau đó bạn hướng dẫn lại cho bé cách đặt tay như thế nào cũng như cách khua tay sao cho cản được nước dễ dàng nhất.

Chuyển động đầu

Việc chuyển động được đầu cũng vô cùng quan trọng vì hành động này giúp bé lấy được không khí trong khi bơi và từ đó có thêm sức để bơi.


Bơi ngửa

Bằng việc có thể nổi ngửa trên mặt nước, em bé có thể học bơi, lật qua để đón hơi thở và làm thêm một số động tác khác. Bài tập bơi ngửa này rất đơn giản – dùng hai tay đỡ lưng bé, để con nằm ngửa  và giúp con nổi. Lúc đầu mẹ cần giữ chặt bé để con cảm thấy an toàn và làm quen với cảm giác “mới lạ” này. Sau đó, thả lỏng tay và giảm dần đồ tiếp xúc của tay mẹ với lưng bé cho đến khi bé hoàn toàn có thể tự nổi ngửa. Nếu bé không thoải mái ở vị trí này bạn có thể sáng tạo các cách làm khác như để trẻ gối đầu trên vai của mẹ, hoặc dùng tay mẹ làm gối đầu cho bé để bé quen với vị trí nằm ngang.

Sau khi dạy con tất cả các động tác trên, hãy cho trẻ thường xuyên tập luyên để chúng không quên. Như vậy, cha mẹ có thể yên tâm phần nào khi con chơi cạnh nước.

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Nên đọc
Thương tâm: Vợ phản bội, chồng ôm 2 con nhảy lầu từ tầng 11
Thương tâm: 2 bà cháu người Hà Nội chết trong bể bơi khách sạn 4 sao
Trẻ viêm tai do tập bơi mẹ có biết?
Bôi thuốc có chứa Corticoid, cô gái 29 tuổi biến thành bà lão 70 sau khi sinh con