Để học sinh "nghiện" thầy cô hơn "bác Google"
Kiến thức của thầy cô phải chắc chắn, rộng để giải đáp cho học trò những thắc mắc mà các em nêu ra trong giờ học. Ngày nay học sinh có rất nhiều kênh thông tin: sách báo, truyền hình phim ảnh…. Tuy nhiên, không phải luồng thông tin nào cũng chính xác.
Để dạy một, các thầy cô phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng để biết 10, biết 20 và hơn thế nữa. Làm sao để học sinh phục và tin tưởng vào hiểu biết, kiến thức của người thầy.
Một tiết học lịch sử của cô Hiền, khi học sinh say mê với những câu chuyện lịch sử.
Những năm gần đây, có ít học sinh chọn thi môn Lịch sử. Không phải vì các em không thích lịch sử mà chủ yếu là các em ngại học thuộc, vì liên quan đến khối thi, ngành thi ĐH. Qua các tiết dạy trên lớp, tôi nhận thấy rằng học sinh vẫn rất thích nghe kể chuyện lịch sử. Do đó, giáo viên cần chịu khó đọc, tìm hiểu các câu chuyện lịch sử kể cho học sinh, để học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Làm sao để học sinh “nghiện” thầy cô hơn bác Google thì do nghệ thuật kể chuyện của giáo viên. Cùng một tài liệu, một tranh ảnh đấy trên mạng, nhưng giáo viên phải khai thác được những góc độ kiến thức học sinh không thấy, phải khiến học sinh "ồ à" lên một cách bất ngờ- Cô Hiền nêu quan điểm.
Dạy Lịch sử không nên bắt học sinh học thuộc lòng vì việc học thuộc lòng Lịch sử không có tác dụng. Thường thì các giáo viên hay kiểm tra bài cũ vào đầu giờ để lấy điểm. Việc này sẽ làm cho học sinh học thuộc lòng để đối phó và không đạt được hiệu quả mong muốn.
Cô Hiền chia sẻ: Theo tôi, không nên kiểm tra bài cũ đầu giờ mà kiểm tra lồng ghép trong giờ học với những kiến thức có liên quan. Học sinh chỉ cần nhắc lại theo ý hiểu và được thể hiện quan điểm của các em.
Tôi thường kiểm tra bài vừa học vào cuối giờ để lấy điểm miệng hoặc cho điểm tốt đối với những học sinh phát hiện ra những vấn đề hay trong giờ học.
Dạy Lịch sử không nên tham dạy đủ các kiến thức và cần tinh chọn các kiến thức thật cơ bản. Đặc biệt phải chú ý có sự liên hệ thực tế vì những thứ gắn liền với thực tế sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn, đồng thời cũng chỉ ra cho các em cách thức giải quyết vấn đề, hình thành những năng lực, phẩm chất của các em.
Việc vận dụng kiến thức liên môn vào giờ dạy Lịch sử là cần thiết và hiện nay nhiều giáo viên đã có thể dạy tích hợp được. Ví dụ khi dạy Lịch sử hiện đại lớp 12 thì có thể khai thác các bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhà thơ Tố Hữu… sẽ khiến cho bài giảng trở nên sinh động hấp dẫn.
Văn hóa truyền thống thì sử dụng ca dao, tục ngữ, âm nhạc cũng có tác dụng rất tốt. Với phần Lịch sử Thế giới thì phải khai thác kiến thức Địa lí mới giải thích được đặc điểm của các nước, có kiến thức Địa lý thì mới có thể dạy được Lịch sử.
Ngoài ra, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy. Chú ý cho học sinh được nói, được làm nhiều, để các em không ngồi trong lớp thụ động nghe những bài giảng một chiều từ các thầy cô giáo.
Theo Giáo Dục &Thời Đại
>> Clip hot: [mecloud]W0aCqAOnY5[/mecloud]
Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này
Trước khi muốn con thành ông nọ bà kia, cha mẹ cần nhớ dạy con 10 điều quan trọng này
Muốn dạy con trở nên xuất chúng thì cha mẹ đừng nuông chiều 5 điều này
Con trai học lớp 1 viết đoạn văn ngắn tả mẹ mà ai nấy cười sặc sụa bình phẩm: 'Mới tí tuổi đầu đã dẻo miệng nịnh nọt'
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua