Đề xuất gây sốc: Luật giáo dục viết là Luật záo zụk, Quốc ca viết là cuốc ca...
Dư luận đang xôn xao về đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm ngoại ngữ Hà nội về việc cải tiến tiếng Việt. Những cơ sở mà ông Hiền đưa ra là hiện nay, tiếng Việt đang sử dụng 2,3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ngoài ra còn dùng 2 chữ cái để ghép lại để biểu đạt âm vị một phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (ví dụ trong từ mách, ông, tanh)… Những đề xuất thay đổi là thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Ví dụ của cải tiến tiếng Việt
Những đề xuất trên của PGS.TS Bùi Hiền là bài viết của ông đăng trên cuốn kỷ yếu "Ngôn ngữ ở Việt Nam- Hội nhập và phát triển" dày 2.200 trang do Hội ngôn ngữ học TP HCM tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi cuối tháng 9.
Những cơ sở mà PGS-TS Bùi Hiền đưa ra cho việc cải tiến tiếng Việt là từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ thì đến nay đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để dễ sử dụng.
Một ví dụ đơn giản cho việc cải tiến tiếng Việt theo đề xuất trên là việc sẽ bỏ hết những âm như th, ng, gi, qu…Bởi vì có thể cải tiến: gi=z (thay vì phải dùng hai vị phụ âm G và I). Như vậy cụm từ "Luật giáo dục" nếu theo đề xuất của ông Hiền sẽ thay đổi thành: Luật záo zụk, quốc ca sẽ thành...cuốc ca, ngoại ngữ sẽ thành quại qữ…
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP HCM khẳng định tại hội thảo tổ chức hồi tháng 9, ông đã nghe qua đề xuất này, nhiều đại biểu tham dự cũng nghe nhưng cũng khẳng định ngay lúc đó là điều không thể. "Không thể có chuyện cải tiến chữ quốc ngữ, không ai làm như vậy. Trước đây đã có một Việt kiều Pháp từng đề xuất này nhưng đó là điều không thể"- ông Lệ khẳng định.
Trong khi đó, nhiều giáo viên tại TP HCM cho rằng mới đọc qua cứ ngỡ đó là ngôn ngữ của tuổi teen mà một thời chúng ta lên án. Theo thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên văn Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) cho hay, nếu theo cách viết đó, chẳng khác nào chúng ta cổ xúy cho việc làm bầm đau, triệt tiêu tiếng Việt. Cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên văn Trường THPT Trưng Vương cho biết việc cải tiến tiếng Việt như đề xuất trên chắc chắn không khả thi. Thử hình dung, chúng ta phải thay đổi toàn bộ, bắt đầu từ cấp tiểu học, đào tạo giáo viên, thay đổi sách giáo khoa, một loạt văn bản… "Không nói về cơ sở khoa học nhưng ngôn ngữ bao lâu nay tất cả chúng ta đều sử dụng, đều xem như quy luật, quy ước, có từ trong tiềm thức. Nếu thay đổi cũng giống như chúng ta đang viết sai chính tả vậy"- cô Quỳnh Anh nói.
Theo Người lao động
Video: Em bé lai biết nói tiếng Việt nhờ được mẹ sai làm việc nhà
- Mẹ Đỗ Nhật Nam gợi ý sách tham khảo giúp con học tốt môn tiếng Việt bậc Tiểu học
- Từ nào trong Tiếng Việt bỏ dấu sắc vẫn nguyên nghĩa?
- Đề thi Ngữ văn có làm mất sự trong sáng của tiếng Việt?
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua