Đề xuất người 18 tuổi trở lên mới được phẫu thuật chuyển giới
Dự thảo luật chuyển đổi giới tính đưa ra 8 vấn đề lớn để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó Bộ Y tế đưa ra 3 phương án về độ tuổi được can thiệp y học để chuyển đổi giới tính: Tuổi được sử dụng hormone là từ 16; phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ 16 tuổi; hoặc từ 18 tuổi trở lên được phẫu thuật chuyển giới.
Dự án luật cũng đưa ra các điều kiện để được công nhận đã chuyển đổi giới tính. Cụ thể, phương án 1 cho phép cá nhân được công nhận sau khi kiểm tra tâm lý (theo bản chuẩn, có mong muốn chuyển đổi giới tính), sử dụng hormone một thời gian liên tục. Phương án 2 cần thêm điều kiện đã phẫu thuật một phần hoặc toàn bộ (thay đổi ngực, bộ phận sinh dục). Phương án 3 thì chỉ cần đã kiểm tra tâm lý, có mong muốn mà không cần can thiệp y tế.
Việc công nhận chuyển đổi giới tính cho cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm từng gây xôn xao dư luận. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Các quy định về tình trạng hôn nhân trước khi can thiệp y học, xác định tâm lý cho người chuyển đổi giới tính, điều kiện với cơ sở y tế được can thiệp chuyển đổi giới, chi trả kinh phí thực hiện kỹ thuật chuyển đổi giới tính… cũng được Bộ Y tế xem xét đưa vào dự án luật.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng nên công nhận chuyển giới với trường hợp đã sử dụng hormone hoặc đã can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật ngực hoặc cơ quan sinh dục. Các trường hợp không có can thiệp y tế này thì không công nhận. Điều này đề phòng trường hợp tâm lý chưa chuẩn hoặc người trốn tránh về pháp luật, trốn tránh trách nhiệm về pháp lý, tránh người a dua, đua đòi. Nó cũng phù hợp với quy định các nước trên thế giới đang thực hiện.
Theo ông Quang cần quy định từ 18 tuổi trở lên được phép phẫu thuật chuyển giới, vì người dưới 18 tuổi chưa đủ để chịu trách nhiệm hành vi dân sự nên không đủ nhận thức là mình chuyển đổi giới tính hay không. Bố mẹ cũng không thể can thiệp được.
Dự án luật đang trong quá trình tham vấn, xin ý kiến. Nếu được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội cuối năm nay, Bộ Y tế sẽ hoàn thành dự án luật chi tiết để trình Quốc hội xem xét trong năm 2019, nhanh nhất thì cuối năm 2019 mới được thông qua.
Theo thống kê, cả nước có khoảng 270.000-300.000 người có nhu cầu chuyển đổi giới tính. Việc sử dụng hormone ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, có thể gây bệnh hoặc giảm tuổi thọ.
Trên thế giới có 61 quốc gia cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính, trong đó 38 quốc gia ở châu Âu yêu cầu để được công nhận chuyển đổi giới tính cần phải trải qua phẫu thuật. Điều kiện này cũng tương tự ở một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore… Một số nước cho phép công nhận giới tính mà không cần trải qua phẫu thuật như Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mảng tối xót xa trong tình yêu của các nghệ sĩ chuyển giới
- Những thân phận đồng tính, chuyển giới gây xúc động màn ảnh Việt
- Ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi kết hôn với bạn trai kém 8 tuổi
- Mẹ và con trai chuyển giới thành bố và con gái
- Người đẹp Thái Lan đăng quang Hoa hậu chuyển giới quốc tế
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua