Đề xuất thí điểm dạy tiếng Trung từ lớp 3 gặp nhiều tranh cãi
Xem thêm:
Câu chuyện giáo dục trẻ em ở Đức khiến bố mẹ Việt ngỡ ngàng
Dạy con 'ngược đời' như người Nhật: Hoàng tử học trường bình dân, tự tay làm ruộng
Theo thông tin đăng trên báo Đất Việt, bắt đầu từ năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.
Cùng với đó, tiếng Hàn, tiếng Pháp cũng được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM.
Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.
Rất nhiều ý kiến cho rằng tiếng Anh là ngoại ngữ số 1 nhưng còn lộn xộn thì việc dạy và học thêm ngoại ngữ khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh minh họa
Từ năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT cũng sẽ chuẩn bị triển khai dạy học thí điểm chương trình tiếng Đức như ngoại ngữ 2, để tới năm sau triển khai dạy tiếng Đức từ lớp 6 ở các địa phương đang tiến hành giảng dạy môn này (Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng), sau đó lần lượt mở rộng tới các địa phương khác, thông tin trên báo VietNamNet.
Về tiếng Nhật, Bộ đã cho thí điểm dạy từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.
Về đề án triển khai trên của Bộ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ cho hay, đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.
Trước đó, việc thí điểm dạy tiếng Hàn bậc THCS đến năm 2023 của Bộ GD-ĐT cũng vấp phải không ít phản ứng trái chiều cho rằng việc học và dạy tiếng Hàn cần đội ngũ giáo viên và biên soạn hệ thống giáo trình theo quy chuẩn. Trong khi đó, tiếng Anh là ngoại ngữ số một nhưng nhiều năm qua vẫn còn lộn xộn, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn dẫn tới việc không hiệu quả trong dạy và học.
Chi Chi
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua