Đến giờ vẫn chưa đổi sang thẻ CCCD gắn chip thì công dân có bị phạt hay không?
Tới thời điểm này, vẫn có một số công dân chưa chuyển đổi sang thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Vậy họ có bị phạt không?
Khi nào bắt buộc phải chuyển hết sang CCCD gắn chip?
Theo Điều 38 Luật Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân (CMND) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực (01/01/2016) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Trong trường hợp công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 23/1/2021 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Trường hợp công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD gắn chip.
Như vậy, các trường hợp công dân đã được cấp CMND, CCCD gắn mã vạch mà còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng, không thuộc trường hợp phải đổi, cấp lại, nếu người dân chưa có nhu cầu đổi sang CCCD gắn chip thì vẫn sử dụng bình thường cho đến khi hết hạn.
Hết năm 2043 chính là thời điểm tất cả CMND, CCCD mã vạch đã cấp hết thời hạn sử dụng. Đây là thời điểm người dân cả nước đồng bộ sử dụng CCCD gắn chip.
Đối với những người đã làm CCCD mã vạch vào tháng 1/2021 mà thuộc đối tượng thẻ CCCD có giá trị vô thời hạn thì được dùng thẻ đến hết đời mà không cần đổi sang CCCD gắn chip.

Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những trường hợp bắt buộc đổi CMND sang CCCD gắn chip gồm:
- CMND hết thời hạn sử dụng.
- CMND hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
- Trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại.
Nếu công dân thuộc những trường hợp trên thì phải nhanh chóng thực hiện thủ tục đề nghị đổi/cấp lại thẻ ngay. Nếu không thực hiện thủ tục cấp đổi/cấp lại sang CCCD gắn chip sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân, những trường hợp bắt buộc đổi CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chip gồm:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
- Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ hiện tại;
- Khi công dân có yêu cầu.
Theo đó, thẻ CCCD được cấp lại khi công dân bị mất thẻ CCCD hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Công dân thuộc những trường hợp trên phải thực hiện thủ tục đề nghị đổi/cấp lại thẻ ngay. Ngoài ra, không thực hiện thủ tục cấp đổi/cấp lại sang CCCD gắn chip có thể sẽ bị phạt tiền đến 500.000 đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua