Dòng sự kiện:

Đeo kính áp tròng, cô gái bị ký sinh trùng ăn giác mạc

21:07 17/07/2015
Sau khi đeo kính áp tròng, cô gái trẻ bắt đầu cảm thấy mắt ngứa ngáy, sưng tấy và bác sĩ đã phát hiện một ổ kí sinh trùng trong mắt.

Ashley Hyde, một cô gái 18 tuổi, sống ở Nam Florida, Mỹ khiến nhiều người kinh hãi sau khi chia sẻ câu chuyện của mình về việc thường xuyên sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài. Ashley chưa bao giờ nghĩ chiếc kính giúp cô làm đẹp lại dễn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy. Một ngày, bỗng nhiên mắt cô bị đau nhói và đỏ phía trong mắt, cô quyết định đi khám nhãn khoa.

Chân dung cô gái 18 tuổi trước khi bị kính sinh trùng xâm nhập vào mắt.

Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện ra một loại ký sinh trùng hiếm gặp đã phát triển trong kính áp tròng của cô mà chúng đang ra sức “đục khoét” giác mạc của cô gái trẻ. Loài kí sinh này có tên là acanthamoeba, một loại ký sinh cực nhỏ thường có trong nước máy, bụi bẩn, nước biển, hồ bơi và cả vòi hoa sen.

“Nếu như không thăm khám kịp thời, có lẽ mắt tôi đã bị mù.” – Ashley chia sẻ. Cô đã mất tới vài tháng để điều trị cho bên mắt bị kí sinh tròng xâm nhập lành hẳn.

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, kính áp tròng chỉ có thể gây hại cho người sử dụng nếu như mua phải loại kính chất lượng kém và không làm đúng với hướng dẫn sử dụng kính của bác sĩ. Lời khuyên tốt nhất dành cho những người buộc phải dùng kính áp tròng chính là kính dùng một lần. Người sử dụng chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, chứ không nên đeo thường xuyên trong thời gian dài.

Hình dáng của ký sinh trùng Acanthamoeba.

Những chiếc kính áp tròng bị nhiễm kí sinh trùng Acanthamoeba thường là những chiếc kính đã bị nhiễm vi khuẩn. Khi những chiếc kính “ô nhiễm” này bị đeo vào mắt sẽ bắt đầu ăn mòn giác mạc, màng mắt và tiếp tục sinh sôi trong mắt người sử dụng. Sử dụng thường xuyên kính áp tròng là điều không nên. Việc dùng nước máy rửa kính áp tròng cũng là thói quen nguy hiểm, tăng rủi ro đáng kể. Hiệp hội Kính áp tròng Anh khuyến cáo không nên sử dụng kính áp tròng khi đang bơi nếu không đeo kính bảo hộ và nên nhắm mắt nếu đeo kính áp tròng khi đang tắm.

Một cô gái 18 tuổi Jessica Greaney - sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường đại học Nottingham, Anh, cũng gặp trường hợp tương tự vì sử dụng kính áp tròng. Jessica suýt nữa thì đã bị mù mắt trái do có một ký sinh trùng từ kính áp tròng làm ổ trong mắt và bắt đầu ăn giác mạc của cô.

Ban đầu, Jessica cảm thấy mí mắt sụp xuống, cô chỉ nghĩ đơn giản mắt mình bị nhiễm khuẩn nhẹ nên đã đến bệnh viện khám. Bác sĩ đã chuẩn đoán đó là một vết loét nhưng sau một tuần sử dụng thuốc, các triệu chứng vẫn không thuyên giảm và còn trở nên tệ hơn.

Jessica chia sẻ: "Đến cuối tuần, mắt tôi sưng rất to, trông chẳng khác nào một quả bóng golf màu đỏ vậy. Tôi đã rất đau đớn và phải nhập viện."

Lần này, bác sĩ đã phải kiểm tra kĩ từng lớp trong mắt cô. Và kết quả đã khiến tất cả mọi người kinh ngạc: Một con ký sinh trùng có tên Acanthamoeba Keratitisv đang sống trong mắt Jessica.

Để diệt con kí sinh trùng này và ngăn nó làm ổ trong mắt, Jessica đã phải trải qua một cuộc điều trị. Cô không được nhắm mắt ngủ trong vòng 7 ngày. Cứ 10 phút, các y tá sẽ lại đến kiểm tra và nhỏ thuốc mắt cho cô.

Jessica cho biết: "Tôi không được ngủ một tuần liền. Nó chẳng khác nào cuộc tra tấn thời trung cổ cả. Sau 4 ngày, tôi gần như phát điên và chỉ biết khóc. Nhưng điều đó cũng chẳng thay đổi được gì, con ký sinh trùng vẫn ở trong mắt tôi. Mọi thứ dường như trở nên tệ hơn vì hệ thống miễn dịch của tôi suy giảm do cơ thể thiếu ngủ."

May mắn thay, cách điều trị này cuối cũng có hiệu quả và Jessica đã được ra viện. Nhưng cô vẫn phải nhỏ thuốc đều đặn 21 lần 1 ngày cho đến khi mắt hết sưng và đỏ.

Jessica chia sẻ: "Trong nước có rất nhiều loại vi khuẩn và Acanthamoeba chỉ là một trong số đó. Chỉ vì để mắt kính cạnh vòi nước mà tôi đã làm mắt kính bị nhiễm khuẩn. Tôi muốn qua chuyện của tôi, mọi người hãy rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn khi sử dụng kính áp tròng."

Nếu không được cứu chữa kịp thời, con kí sinh trùng đã có thể khiến mắt trái của Jessica bị mù, trường hợp tệ hơn có thể gây liệt hay tử vong.

Nguyễn Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Theo Người đưa tin

Video đang được quan tâm: 

[mecloud]In3O2B3Tgs[/mecloud]