Dịch sốt xuất huyết hoành hành tại nhiều quốc gia
Các quốc gia đang dành mọi ưu tiên cũng như thực hiện tất cả các biện pháp có thể để kiềm chế bệnh dịch sốt xuất huyết. Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này đang hối thúc các cơ quan chức năng và người dân nước này chung tay chống lại dịch sốt xuất huyết đang tiến triển xấu tại đây. Theo số liệu chính thức của tổ chức WHO, tính đến cuối tháng 7 năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết đã lên tới hơn 55 nghìn ca với 131 ca tử vong.
Trong khi đó, Bộ Y tế Sri Lanka cũng cho biết, tính đến ngày 29/7, dịch sốt xuất huyết đã cướp đi sinh mạng của 300 người và đã có 100 nghìn ca nhiễm bệnh trong năm nay. Con số này cao gấp gần 4 lần so với năm 2016.
Trong bối cảnh bệnh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp chưa từng có trong lịch sử, các quan chức chính phủ và hàng chục nghìn tình nguyện viên Sri Lanka đã cùng tham gia chiến dịch triển khai rộng khắp để diệt muỗi, bọ gậy và làm sạch môi trường. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã cam kết sẽ cung cấp một khoản tiền lớn giúp Sri Lanka kiểm soát dịch sốt xuất huyết.
Australia cũng cam kết chi hơn 20 triệu đô la Australia cho một chương trình thí điểm nhằm giảm các bệnh truyền nhiễm gây ra do muỗi tại các quốc đảo tại khu vực Nam Thái Bình Dương, trong bối cảnh số ca nhiễm sốt xuất huyết tại khu vực này đang gia tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 2.200 ca mắc sốt xuất huyết được ghi nhận tại khu vực này, trong đó có 6 trường hợp tử vong.
Cũng theo số liệu của WHO, các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Philippines, Singapore cũng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm sốt xuất huyết. Tuy nhiên con số này thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 10 lời khuyên về ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết
- Dịch sốt xuất huyết: Các mẹ cuống cuồng tìm sản phẩm chống muỗi cho trẻ
- Bác sĩ bất lực nhìn bệnh nhân sốt xuất huyết trút hơi thở cuối cùng
- Sốt xuất huyết: Dịch vụ phun thuốc muỗi ở đâu, giá bao nhiêu?
- Những thực phẩm người bị sốt xuất huyết cần tránh xa
- Thêm một bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết ở Hà Nội
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua