Dòng sự kiện:

Điều thú vị ít biết về chiếc cặp sách chống gù lưng Nhật Bản

18:15 11/08/2015
Chiếc cặp sách chống gù lưng là loại cặp sách đặc biệt mà chính phủ Nhật Bản quy định học sinh trong 6 năm tiểu học bắt buộc phải dùng.

Tin liên quan

  • Bí quyết cho con cắp sách đến trường không lo vẹo cột sống
  • Cách xử lý những tình huống khẩn cấp để cứu mạng con
  • 10 kỹ năng sống đơn giản giúp thoát khỏi tình thế nguy cấp
[mecloud]uadb5e71bo[/mecloud]
 
Nếu là fan của truyện tranh Nhật Bản, chắc hẳn bạn cũng sẽ để ý rằng những nhân vật trong truyện như cậu bé Nobita hậu đậu hay chàng thám tử lừng danh Conan đều sử dụng chung một loại cặp sách. Không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đây là loại cặp sách đặc biệt mà chính phủ Nhật quy định học sinh trong 6 năm tiểu học bắt buộc phải dùng.

Nguồn gốc của chiếc ba lô là từ thời Edo (1603 – 1868) xuất hiện một làn sóng cải cách quân sự theo kiểu phương Tây trong quân đội Nhật. Bắt đầu từ thời kỳ này, những chiếc ba lô kiểu Tây được người lính Nhật ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.


Nhận thấy sự tiện dụng của chiếc ba lô, năm 1885 chính phủ Nhật Bản quyết định ban hành chính sách sử dụng vật dụng này đối với học sinh tiểu học. Những chiếc cặp đựng sách vở này được gọi là “randoseru”, phiên âm từ chữ “ransel” – dùng để chỉ vật dụng đựng hành lý trong tiếng Hà Lan.

Lý do mà chính phủ Nhật Bản yêu cầu học sinh tiểu học phải sử dụng randoseru - cặp sách chống gù lưng là bởi những học sinh này nằm trong lứa tuổi mà cơ thể đang phát triển, đặc biệt là khung xương. Việc đem nhiều sách vở trên lưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới cột sống và tác động đến sức khỏe của các em sau này.

 

 

 

 

Một chiếc randoseru điển hình cao 30cm, chiều ngang 23cm và 18cm bề dày. Bên trong có một ngăn chính đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ bên ngoài đựng các phụ kiện. Khi không chứa sách vở, mỗi chiếc randoseru nặng trung bình 1,2kg.

Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưng và các chi tiết nhỏ nhặt khác trên chiếc cặp sách đều được thiết kế mềm mại và thông thoáng. Thiết kế đặc biệt này sẽ giúp không gây tổn hại đến cột sống của trẻ em, giúp trẻ tránh nguy cơ bị gù lưng khi còn nhỏ.

Ban đầu những chiếc randoseru được làm từ da bò và da lợn. Từ năm 2004, để giảm tải khối lượng mang vác cho học sinh người ta đã sử dụng một loại da tổng hợp mới có tên Clarino để chế tạo cặp.

Với loại nguyên liệu mới này trọng lượng của mỗi chiếc cặp sẽ giảm tới 70% so với các loại da truyền thống.

Để làm ra một chiếc randoseru, trước tiên những người thợ sẽ vẽ và cắt những miếng da theo kích cỡ quy chuẩn có sẵn. Sau đó những miếng da sẽ được khâu với những tấm nhựa để tạo hình dáng chắc chắn cho chiếc cặp. Công đoạn này sẽ được làm một cách tỉ mỉ, tạo cho randoseru một chất lượng tốt nhất.

Sau khi hoàn thành phần khung, những chiếc khóa cặp sẽ được khâu và dập bằng máy. Ngày nay, có rất nhiều loại khóa được lựa chọn sử dụng cho randoseru như nam châm, nút bấm... chứ không đơn thuần là khóa cài như ngày xưa.

Mỗi chiếc randoseru có giá trung bình không hề rẻ, chiếc rẻ nhất cũng khoảng 20.000 Yen Nhật (khoảng 3,5 triệu VND). Có những chiếc lên tới 75.000 Yen (khoảng 13 triệu VND) nhưng thông thường, một chiếc cặp như vậy sẽ được trẻ em Nhật sử dụng trong suốt 6 năm tiểu học.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]i6iNfgv33P[/mecloud]