'Đột nhập' vào nơi cả làng ám ảnh vì mắc sốt xuất huyết
Trong gần hai tháng qua thôn Trinh Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông đã trở thành ổ dịch sốt xuất huyết lớn. Từ trong xóm, ở đâu người ta cũng bàn tán về dịch gây “ám ảnh” này.
Theo người dân, dịch bắt đầu bùng phát lần lượt từ tổ 11 rồi đến tổ 12 và giờ là cả thôn đều có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Chỉ cần trong gia đình có một người bị thì lần lượt các thành viên đều mắc.
Tổ trưởng tổ 12 đi vận động các hộ dân ký cam kết và kiểm tra các nơi nước đọng, bể chứa chưa có nắp đậy.
Anh Nguyễn Thiên Hiểu (tổ 18, phường Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Ở đây thì gần như cả làng, nhà nào cũng có người bị sốt xuất huyết hết, bản thân tôi cũng mới dứt cơn sốt ngày hôm qua, ở nhà có hai vợ chồng và đứa con gái thì tôi và vợ đã bị rồi”. Anh Hiểu chia sẻ thêm, ở đây cả làng bị thế do quanh làng đều có ao, giếng và các vùng trũng thấp trong hơn một tháng qua mưa liên tục tạo điều kiện cho loăng quăng, muỗi phát triển mạnh nên rất nhiều người bị muỗi đốt, bệnh lây lan nhanh.
Anh Nguyễn Thiên Hiểu cố gắng truyền dịch để khỏe lại sau khi dứt cơn sốt
Cũng theo nhiều người dân tại đây, phần lớn người trong làng khi bệnh sốt đều không đi bệnh viện mà chỉ chữa bệnh tại nhà hoặc đến một số bác sĩ ngay trong làng nhờ khám.
Cô Vui (tổ 18, phường Phú Lương, quận Hà Đông) không thể giấu được mệt mỏi chìa cánh tay nổi mẩn đỏ chi chít khắp tay nói: “Cô và con dâu cũng đang bị sốt đây, mấy ngày hôm nay rồi vẫn sốt theo từng cơn lúc rét lúc nóng, tay chân thì nổi đầy nốt, ngứa lắm. Ở đây thì người ta chữa ở một nhà bác sĩ làm ở viện đấy, hàng ngày cứ từ 5 giờ 30 chiều đến 20 giờ tối là một ca, sau đó đến 23 giờ mới hết khách. Có những ngày cao điểm cả ngày phải hơn 100 người đến truyền dịch, nằm la liệt ở tầng 1 rồi lên tầng 2”.
Bên ngoài một phòng khám tư ở trong làng Trinh Lương, bệnh nhân đến truyền dịch phải xếp hàng theo ca.
Ông Phạm Đình Chính, tổ trưởng tổ 12, phường Phú Lương, quận Hà Đông chia sẻ: “Bệnh dịch này bùng phát ở đây được khoảng hai tháng rồi, đến thời điểm hiện tại là đã thuyên giảm, ở địa phương cũng đã tổ chức tuyên truyền cho các gia đình ký cam kết và dọn dẹp các chỗ đọng nước trũng thấp”.
Trong làng có rất nhiều ao, giếng có cây mọc um tùm là nơi tiềm ẩn nguy cơ loăng quăng, muỗi sinh sống.
Theo báo cáo thống kê của UBND TP Hà Nội tính từ ngày 1.1.2017 đến nay tại Hà Nội ghi nhận 7.987 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (trong đó gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, hiện còn 879 trường hợp đang điều trị), 4 trường hợp tử vong.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua