Dòng sự kiện:

Dù con là kẻ bắt nạt hay bị bắt nạt, cha mẹ hãy làm điều này

02:30 17/11/2015
Bắt nạt là hiện tượng khá phổ biến ở trường học, ngay cả với những đứa trẻ mẫu giáo.
Một nghiên cứu gần đây nhất ở Mỹ chỉ ra rằng trẻ em bị bắt nạt chủ yếu trong độ tuổi từ 12-18 tuổi. Ngay cả trong một môi trường thân thiện, tình trạng ăn hiếp những bạn yếu hoặc hiền lành vẫn xảy ra.

Việc phải trải qua quãng thời gian bị hành hung, sách nhiễu hay ăn hiếp khi còn đi học gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ nhỏ, thậm chí với một số em, điều này còn gây ám ảnh suốt đời. Dần dần khiến các em không còn muốn đi học nữa.

Khi nghe tin con mình bị bắt nạt dù ở bất kỳ hình thức nào, các bà mẹ đều sẽ "nổi khủng lên. Nhưng trước khi bạn gầm lên hãy tìm hiểu thực sự có chuyện gì xảy ra”. Đặc biệt là cần phân biệt sự bắt nạt, sách nhiễu khác với những hiềm khích thông thường.

Cha mẹ cần phải xác định rõ, con mình là nạn nhân hay thủ phạm trong những vụ bắt nạt trên trường học để có thể cải thiện tình hình tốt hơn.

Nếu những đứa trẻ bị bắt nạt hãy lắng nghe những gì chúng nói, nhưng cũng cần phải nói chuyện với giáo viên, bạn cùng lớp, kẻ bắt bạt – để thấy những quan điểm khác nhau.

Điều quan trọng là luôn cởi mở để tìm ra nguyên nhân, đây sẽ là cơ hội để cha mẹ dạy con cái về cách giao tiếp với bạn bè.

Còn nếu con bạn là kẻ bắt nạt, đầu tiên bạn phải thu thập thông tin. Thay vì trách móc hay đánh đập hãy hỏi đứa trẻ để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.

“Đầu tiên cần phải có sự đồng cảm với những cảm xúc gây ra của con mình khiến chúng phải hành động như vậy. Tất cả các hành vi bắt nguồn từ một nhu cầu, nếu nhu cầu đó không được đáp ứng cảm giác thất bại sẽ bao trùm lấy chúng”, chuyên gia khẳng định.

Và cho dù những đứa trẻ đó là kẻ bắt nạt hay nạn nhân của những vụ ăn hiếp học đường hãy ôm lấy chúng.

Linh An

Nguồn: Gia đình Việt Nam