Dù mang bầu lần 1 hay lần 2, mẹ nhất định phải làm những điều này!
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và em bé phát triển tốt, phụ nữ mang thai dù lần 1, lần 2 hay lần 3 đều phải thuộc danh sách những việc phải làm dưới đây:
Uống vitamin bổ sung
Hãy đảm bảo rằng việc uống vitamin bổ sung cần được thực hiện ngay từ trước khi mang thai 3-6 tháng và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một dưỡng chất mẹ cần đặc biệt chú ý và phải bổ sung từ trước khi mang bầu cũng như trong suốt thai kỳ là axit folic. Việc bổ sung đủ axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh, điển hình như tật nứt đốt sống cổ.
Uống vitamin bổ sung là việc rất cần thiết ngay từ trước khi mang bầu và trong thai kỳ. (ảnh minh họa)
Khám thai định kỳ
Đừng chủ quan với việc đi khám thai đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Có thể mới tuần trước mẹ bầu đang khỏe mạnh nhưng tuần sau đã có vấn đề. Vì vậy khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm những nguy cơ có thể xảy ra, giúp mẹ dễ dàng đối phó với những trường hợp xấu.
Tìm hiểu về bảo hiểm dành cho bà bầu
Nếu bạn có bảo hiểm y tế, hãy tìm hiểu những lợi ích dành cho bà bầu liên quan đến việc khám thai, sinh con. Ngoài ra, mẹ cũng cần tìm hiểu chế độ thai sản với phụ nữ đang làm việc để có thể nhận được những hộ trợ đầy đủ nhất.
Đừng quên sắm đồ bầu
Từ tháng thứ 4 thai kỳ khi cơ thể mẹ lớn dần đặc biệt là bụng bầu, hãy dành thời gian đi sắm sửa quần áo dành riêng cho bà bầu để được thoải mái nhất. Không chỉ chọn quần áo, mẹ còn cần chú ý đến việc mua đồ lót và giày mới để làm sao được dễ chịu, an toàn nhất.
Mua đồ cho bé sơ sinh
Người châu Á thường không có thói quen mua sắm đồ sơ sinh trước tháng thứ 7 thai kỳ nhưng mẹ vẫn nên lên danh sách những thứ cần mua, đặc biệt là những thứ đắt tiền. Làm như vậy sẽ giúp mẹ lên kế hoạch chuẩn bị tài chính để mua sắm cho đến khi con chào đời.
Mẹ nên ghi sẵn danh sách đồ cần mua cho bé sơ sinh. (ảnh minh họa)
Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da
Có tới 80% phụ nữ bị rạn da khi mang thai vì vậy đừng chủ quan. Từ tháng thứ 4 thai kỳ, chị em nên đều đặn sử dụng kem chống rạn hoặc kem giữ ẩm để giúp làn da tăng tính đàn hồi, phòng ngừa bị rạn.
Tham gia lớp học tiền sản
Lớp học tiền sản không chỉ cung cấp cho mẹ bầu những kiến thức thai sản cần thiết mà còn giúp mẹ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những bà bầu khác. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên tham gia lớp thể thao dành cho bà bầu để cải thiện sức khỏe, đó có thể là lớp yoga hoặc bơi lội.
Nói chuyện với thai nhi trong bụng
Từ quý thứ 2 thai kỳ, em bé đã có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ, vì vậy mẹ đừng bỏ qua việc trò chuyện, đọc sách cho con nghe mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định nếu mẹ thường xuyên trò chuyện, đọc sách, cho con nghe nhạc… sẽ giúp cải thiện trí nhớ và khả năng ngôn ngữ của em bé.
Chuẩn bị tinh thần cho ca sinh nở và việc cho con bú trong tương lai
Việc chuẩn bị tinh thần cho việc sinh nở là rất quan trọng nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên sợ sệt. Tỷ lệ rủi ro khi sinh nở là rất thấp và mỗi ngày có hàng trăm, hàng nghìn bà mẹ đã vượt cạn thành công. Hãy tin tưởng vào sức mạnh của bản thân và đội ngũ y bác sĩ.
Ngoài ra, ngay từ khi mang bầu, mẹ cũng nên đọc sách, học hỏi kiến thức về việc cho con bú để dễ dàng nuôi con bằng sữa mẹ sau khi bé chào đời.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vì sao phụ nữ thèm những món ăn 'kỳ quái' trong lúc mang thai?
- Thực phẩm không thể thiếu đối với bà mẹ mang thai
- 5 thực phẩm nguy hiểm nhất khi mang thai mẹ bầu nào cũng nên tránh
- Cơ thể phụ nữ khi mang thai thay đổi thế nào?
- Triệu chứng mang thai sớm có thể nhận ra nhưng các chị em thường không để ý
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua