Dù mệt mỏi nhưng sau sinh mẹ hãy luôn nhớ điều này nhé
Khám cho mẹ
Đo huyết áp
Bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu để đảm bảo tình trạng của bạn vẫn ổn định sau sinh.
Vú và núm vú
Cho dù bạn đang cho con bú hay không, việc khám vú cũng cần được tiến hành thường xuyên để xác định xem có điều gì bất thường không. Nếu bạn đang cho con bú, điều này có thể sẽ dễ dàng hơn, ngực của bạn sẽ không bị căng quá.
Bụng, đáy chậu
Kiểm tra đáy chậu (nếu bạn phải rạch âm hộ) hoặc bụng (nếu bạn sinh mổ) để đảm bảo rằng những vết thương được chăm sóc tốt. Nếu bạn sinh mổ, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sẹo đã lành hay chưa.
Âm đạo
Kiểm tra bên ngoài, vết cắt tầng môn sinh, về sự đau đớn hay khó chịu. Bác sĩ có thể lấy sản dịch nếu nghi ngờ âm đạo bị nhiễm trùng.
Bác sĩ sau đó sẽ kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách đưa ngón tay vào bên trong âm đạo. Trong khi tiến hành kiểm tra âm đạo, bác sĩ cũng có thể kiểm tra đáy chậu bằng cách yêu cầu bạn co bóp, thắt chặt ngón tay của họ.
Khám sản dịch
Từ 3 - 6 tuần sau sinh, sản dịch sẽ vẫn chảy ra, ban đầu sản dịch có màu đỏ rồi chuyển sang nâu rồi nhạt dần thành trắng và cuối cùng là trở lại tiết dịch bình thường.
Khám tử cung
Bác sĩ sẽ kiểm tra xem tử cung đã khôi phục lại kích thước bình thường chưa. Đối với tử cung của thai phụ sau sinh, đa phần nó sẽ co thắt để trở lại trạng thái ban đầu do đó bạn sẽ phải trải qua triệu chứng đau tử cung sau sinh. Không nên quá lo lắng vì nếu bạn đau nhiều, việc co thắt mạnh mẽ này là dấu hiệu tốt để bạn không bị xuất huyết sau sinh.
Trao đổi về biện pháp tránh thai, các vấn đề khác
Bất kỳ những lo lắng và quan tâm khác bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ. Khi kết thúc kiểm tra, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào bạn: việc chăm sóc em bé của bạn, mối quan hệ với chồng, việc quan hệ tình dục và biện pháp phòng ngừa tránh thai... Bạn hãy lưu ý rằng bạn hoàn toàn có thể mang thai trở lại rất sớm sau khi sinh. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến, lời khuyên của bác sĩ để sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
Lưu ý
Bạn nên đi khám lại từ 7 - 10 ngày sau khi sinh, để chắc chắn rằng bạn và bé đã hồi phục sau khi sinh và sớm phát hiện những biến chứng nếu có.
Bạn cần đi khám ngay nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau
- Ngất hoặc bất tỉnh.
- Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.
- Sốt.
- Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.
- Nôn và tiêu chảy.
- Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.
- Đau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn khâu tầng sinh môn lúc sinh hoặc phải mổ sinh).
- Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.
- Tiểu buốt.
- Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.
Kiểm tra sức khỏe của bé:
* Đo cân nặng, chiều cao
* Đo vòng đầu và kiểm tra bên trong để xác định vị trí xương sọ.
* Quan sát kỹ gương mặt của bé để phát hiện có dấu hiệu dị tật bẩm sinh hay không.
* Bắt mạch, xem nhịp tim, hơi thở của bé
* Kiểm tra tay, chân bé
* Kiểm tra xương sống và quan sát bụng để phát hiện các bất thường về kích cỡ gan, thận…
* Kiểm tra bộ phận sinh dục của cả bé trai và bé gái để phát hiện các dị tật nếu có.
Lý do của việc tổng kiểm tra sức khỏe sau sinh: Đây là điều bắt buộc phải làm đối với tất cả các bà mẹ, bạn phải có trách nhiệm với chính bản thân và con của mình. Hơn nữa có rất nhiều thai phụ bị chứng trầm cảm sau sinh vì thế, việc kiểm soát này không chỉ dừng lại ở thể chất mà còn cả tinh thần của người mẹ và cá bài tập yoga cực kỳ có ích cho họ. Từ 3-6 tuần sau sinh, sản dịch sẽ vẫn chảy ra, ban đầu sản dịch có màu đỏ rồi chuyển sang nâu rồi nhạt lần thành trắng và cuối cùng là trở lại tiết dịch bình thường.
Bác sĩ khuyến khích bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau sinh để giúp cơ thể thải bớt độc tố, mặc dù việc này khiến bạn đau rát nếu phải cắt tầng sinh môn. Nên bổ sung trái cây chứa nhiều chất xơ để đại tiện được dễ dàng hơn.
Đối với tử cung của thai phụ sau sinh, đa phần nó sẽ bị co thắt để trở lại trạng thái ban đầu do đó bạn sẽ phải trải qua triệu chứng đau tử cung sau sinh. Không nên quá lo lắng vì nếu bạn đau nhiều, việc co thắt mạnh mẽ này là dấu hiệu tốt để bạn không bị xuất huyết sau sinh.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 8 quan niệm sai lầm về ăn uống sau sinh khiến bác sĩ sản khoa "choáng váng"
- Chuyên gia hướng dẫn cách chăm sóc bà mẹ sau sinh
- Bà mẹ ba con Hà Nội tiết lộ bí quyết giảm 25 kg sau sinh
- Những hình ảnh cho thấy trầm cảm sau sinh khiến người mẹ có suy nghĩ đáng sợ đến thế nào
- Những hình ảnh cho thấy trầm cảm sau sinh khiến người mẹ có suy nghĩ đáng sợ đến thế nào
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua