Dùng mẹo dân gian chữa bệnh cho trẻ: Coi chừng bệnh chồng bệnh!
Trị ngạt mũi bằng cách nhỏ nước tỏi
Do không muốn trẻ nhỏ sớm chịu ảnh hưởng của thuốc kháng sinh nên khi con bị nghẹt mũi, cảm cúm, nhiều cha mẹ dùng nước tỏi nhỏ mũi cho trẻ.
Thực ra, tỏi có chứa chất allicin có thể diệt vi trùng và nấm. Nhiều tài liệu còn nói tỏi có thể phòng ngừa và điều trị cúm. Nhưng chưa hề có một công trình nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu chính thống nào về công dụng chữa bệnh cho trẻ nhỏ của tỏi.
Màng mũi của trẻ mỏng và nhạy cảm, khi nhỏ nước tỏi cay rất dễ bị kích ứng mạnh, phồng rộp niêm mạc mũi, không điều trị kịp thời có khả năng bị nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử da.
Cứ bị thủy đậu là kiêng tắm
Khi trẻ bị thủy đậu, nhiều gia đình áp dụng chế độ kiêng tuyệt đối nước, gió, và cố gắng mặc cho con càng nhiều áo càng tốt. Tuy nhiên, việc kiêng khem không khoa học này lại khiến bệnh nặng thêm do làn da của trẻ không được vệ sinh, mồ hôi nhớp nháp khiến viruts lây lan rộng hơn.
Trong trường hợp này, điều cần làm là giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cho mặc quần áo rộng rãi và tắm nhanh cho trẻ trong phòng kín. Tránh ra nơi lộng gió và nắng gắt.
Trị rôm sảy bằng nước lá
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào về hiệu quả chữa bệnh rôm sảy, mụn nhọt của các loại lá. Thực chất, trong điều kiện thuốc trừ sâu được phun bừa bãi, môi trường nhiều bụi bặm, chất bẩn, việc dùng lá mọc hoang, mọc nơi bờ bụi để tắm cho trẻ có khi còn gây nhiễm trùng da, thậm chí nhiễm độc.
Bôi mắm/muối/thuốc đánh răng/... lên chỗ bỏng
Hậu quả của việc bôi những chất liệu này lên chỗ da bị bỏng sẽ khiến da bị phồng rộp, bọng nước vỡ ra, vừa gây đau rát vừa dễ nhiễm trùng.
Khi trẻ bị bỏng, trước tiên cần rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh trong khỏang 10-15 phút, sau đó dùng nước muối loãng làm mát vùng da bị bỏng, nếu bỏng nặng và lan rộng, sau khi sơ cứu xong cần đưa trẻ vào bệnh viện điều trị.
Ngả đầu trẻ về phía sau khi bị chảy máu cam
Thông thường, khi thấy con bị chảy máu cam, bố mẹ hay bóp mũi và ngửa đầu con về phía sau để ngăn máu chảy. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo không nên làm vậy vì khi ngả đầu về sau, có khả năng trẻ nuốt máu vào bụng, gây nôn ói.
Tay vì ngửa cổ trẻ ra sau, hãy cho bé ngồi xuống, kẹp mũi và nghiêng người về phía trước để máu không thể chảy ngược vào cổ họng.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua