Dừng ngay quy tắc uống 2 lít nước mỗi ngày

Theo TS Robert A. Huggins (Đại học Connecticut), hãy lắng nghe cơn khát của mình để điều chỉnh lượng nước nạp vào cơ thể, không nên cứng nhắc tuân thủ quy tắc 2 lít/ngày.
Để uống nước đúng cách:
Hãy quan sát màu sắc nước tiểu
Nếu thấy nước tiểu có màu vàng sậm, hãy bổ sung ngay 250ml nước.
Những người thường xuyên tập thể thao
Hãy làm một thí nghiệm nhỏ 4 bước để biết cần phải uống bao nhiêu nước là đủ.
1- Cân trọng lượng cơ thể khi không mặc quần áo.
2- Uống đủ nước trước khi tập thể thao. Trong quá trình luyện tập, nếu thấy khát có thể uống một chút nước “trắng”.
3- Sau khi tập luyện xong, cân lại trọng lượng cơ thể khi không mặc quần áo.
4- Lấy trọng lượng cơ thể cân lần đầu trừ đi con số của lần cân thứ hai rồi quy đổi kết quả từ kg ra lít (nhớ trừ lượng nước uống trong lúc luyện tập).
Theo TS Huggins, đấy là “tỉ lệ mồ hôi” – số nước đã mất khi tập thể thao và bạn cần phải uống bổ sung trong ngày.
Nếu thấy thí nghiệm trên quá rắc rối, bạn có thể uống nước theo ước tính của TS. Huggins: Hầu hết chúng ta sẽ mất từ 1 đến 2 lít mồ hôi cho mỗi một giờ tập thể thao ở nhịp độ vừa phải.
Thừa nước nguy hiểm hơn thiếu nước
TS Tamara Hew-Butler đã tiến hành một nghiên cứu về sự nguy hiểm của việc uống quá nhiều nước, và kết quả khiến không ít người lo lắng. Theo báo cáo của TS Tamara (đăng trên tạp chí British Journal of Sports Medicine), rất nhiều vận động viên bị hạ nồng độ natri trong máu vì uống quá nhiều nước khi tập thể thao gây mất cân bằng điện giải, khiến cơ thể rơi vào tình trạng buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, mệt mỏi và thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê sâu rồi tử vong.
Trên thực tế, các sự cố liên quan đến lượng nước nạp vào cơ thể đã xảy ra với nhiều vận động viên marathon, chạy 10.000 m, thể thao ba môn phối hợp Ironmans và cả trong các lớp học yoga.
Tiến sĩ Tamara đưa ra kết luận: lượng nước cần uống một ngày không phải là 2 lít mà phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Tuyệt đối không cho uống nước
Các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo, uống nước có thể khiến trẻ dưới 6 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng, ngộ độc và tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần bú sữa mẹ hoàn toàn. Do kích thước dạ dày trẻ rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm.
Nếu mẹ cho bé uống nước đường trong tuần đầu sau sinh, trẻ sẽ bị sụt cân và mắc bệnh về sau.
Nhiều em bé rất thích uống nước, nhất là khi vào tuổi ăn dặm. Nhưng nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể, dễ dẫn đến thiếu hụt natri, gây ngộ độc nước. Biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ là khó chịu, buồn ngủ và biến đổi tâm lý.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tuyệt đối không cho uống nước lọc. Các bà mẹ cũng không nên cho con ăn sữa bột loãng hay dung dịch chứa chất điện phân.
Sau 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.
SÔNG THAO (tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm:
[mecloud]j5KsZs3KsA[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua