Dòng sự kiện:

Dùng quạt sưởi thế nào để con không bị ốm

15:58 09/12/2015
Máy sưởi dùng để giữ ấm cho cơ thể trẻ trong những ngày lạnh, nhưng dùng máy sưởi thế nào để trẻ không bị ốm là điều không phải ai cũng biết.

Lạm dụng máy sưởi giữ ấm cho mùa đông giá lạnh được rất nhiều người sử dụng, nhưng sử dụng không đúng cách lại là một điều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sơ sinh lẫn người lớn.

Nếu dùng máy sưởi quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, làm cho bé khô mũi, khô miệng, nẻ mặt, khó thở… ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của trẻ nhỏ.

Vậy làm thế nào để có thể sử dụng quạt sưởi an toàn đúng cách và luôn giữa ấm được cho em bé. Chúng tôi xin gửi tới các bạn 1 số lưu ý khi sử dụng quạt sưởi.

Bật quạt sưởi trong phòng khoảng 10 phút trước khi cho bé đi ngủ để quạt có thời gian tỏa nhiệt khắp phòng.

Không đặt quạt sưởi trực tiếp vào người bé dẫn tới việc trẻ bị bỏng da do nhiệt độ quá nóng tập trung vào một điểm. Nên để cách xa giường khoảng 3m.

Dùng chiếc gối làm lá chắn ánh sáng ở phía trên đầu bé nếu như đặt quạt ở phía đầu giường ngủ.

Quạt phải để thật vững, chắc bảo đảm không bị đổ nghiêng, gây nguy hiểm cho bé. 

Để máy sưởi ở mức trung bình, tránh để máy hoạt động hết công suất.

 

Máy sưởi dùng để giữ ấm cho cơ thể trẻ trong những ngày lạnh, nhưng dùng máy sưởi thế nào để trẻ không bị ốm là điều không phải ai cũng biết. Ảnh minh họa

 

Không bật – tắt đột ngột quạt sưởi. Không để ở mức sưởi lớn nhất, nên để ở mức trung bình.

Khi bé ngủ được khoảng 2 tiếng thì mở hé cửa, độ rộng khoảng 1 gang tay. Điều này rất cần thiết vì quạt sưởi hoạt động sẽ đốt hết ôxi trong phòng. Nếu không mở hé cửa bé sẽ thiếu không khí để thở, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Khoảng 2 tiếng mẹ nhỏ nước mũi cho bé lần. Dù để hé cửa bé sẽ vẫn bị khô mũi.

Trước khi ngủ mẹ nên bôi kem chống nẻ cho bé (bôi lượt mỏng). Và tiếp tục bôi 1 lần nữa vào ban đêm. Quạt sưởi sẽ làm cho da của bé khô và gây nẻ.

Thỉnh thoảng mẹ phải kiểm tra xem bé có bị nóng quá không, bằng cách sờ vào gáy bé. Nếu gáy ướt vì ra nhiều mồ hôi thì nên bỏ bớt chăn. Mình thường dùng 1 chiếc khăn sữa đặt trên mặt gối, khi khăn bị ướt mồ hôi của bé thì mình thay cái khăn khác. Khăn ướt tiếp xúc với bé lâu sẽ dễ gây cảm lạnh.

Khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa lạnh, trẻ rất dễ mắc những bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp và da. Chăm sóc trẻ kỹ lưỡng là việc làm cần thiết và quan trọng của cha mẹ.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được nhiều người xem nhất:

 [mecloud]eBSFzhiiaT[/mecloud]