Dòng sự kiện:

Dùng ti giả dỗ con như David Beckham có đúng?

16:50 11/08/2015
Các chuyên gia cho rằng việc vợ chồng Beckham cho Harper Seven ngậm ti giả dù cô bé đã 4 tuổi, sẽ khiến bé gặp các nguy cơ về răng miệng, cũng như sự phát triển ngôn ngữ...
Hôm thứ Sáu, chàng cựu tiền vệ nổi tiếng David Beckham đã gây tranh cãi trên mạng xã hội về bức ảnh cho con gái 4 tuổi ngậm ti giả. Sự việc bắt đầu khi Beckham đưa con trai cả Brooklyn và con gái Harper Seven đi ăn trưa. Cánh paparazzi đã chụp được cảnh Harper Seven đang ngậm trong mồm một chiếc ti giả, dù đến nay cô bé đã hơn 4 tuổi.

Nhiều người cho rằng vợ chồng David Beckham "có vấn đề" về việc chăm sóc con bởi đây là thói quen xấu mà Harper Seven cần phải loại bỏ sớm. Clare Byam-Cook, một chuyên gia nuôi dậy trẻ cho rằng việc ngậm ti giả ở độ tuổi của Harper có thể sẽ khiến cô bé gặp rắc rối về việc phát triển ngôn ngữ, cũng như gặp các vấn đề về răng.

Tuy nhiên ông bố nổi tiếng khăng khăng rằng anh chỉ sử dụng ti giả cho con khi con "cảm thấy khó chịu hay bị ốm". Beckham cũng khẳng định "núm ti giả sẽ là cách vỗ về hiệu quả nhất trong hầu hết các trường hợp". 



Thực tế, việc sử dụng ti giả có những lợi ích nhất định với bé cũng như với cha mẹ. Ti giả làm từ cao su cho cảm giác giống như vú mẹ, nên có thể làm trẻ nín khóc khi cho ngậm núm vú giả. Ngoài ra, ngậm ti giả còn làm trẻ quên đi cơn đói, rất hữu ích khi trẻ đói, mà chưa cho bú kịp hoặc chưa pha sữa kịp. Khi trẻ khó ngủ thường hay quấy khóc, ti giả cũng là một giải pháp hữu hiệu.

 

Tuy nhiên, rõ ràng việc lạm dụng ti giả là điều không nên. Bởi theo các chuyên gia, chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu. Tốt nhất là không cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi chào đời, mà phải chờ đợi cho tới khi việc cho trẻ bú mẹ ổn định, thường từ vài tuần cho đến khoảng một tháng sau đó. Cũng không nên cho bé ngậm ti giả quá lâu (tối đa là 6 tiếng liên tục). Cha mẹ cũng đặc biệt chú ý thời điểm dừng việc sử dụng ti giả của bé, thường là vào khoảng tầm 2 - 4 tuổi.

Theo các chuyên gia, nếu lạm dụng núm vú giả thì nó sẽ đem đến nhiều tác hại hơn là công dụng:

- Tăng nguy cơ răng của bé bị mọc xiên, hở răng, lệch lệch khớp cắn, răng hàm dưới bị chìa ra.

- Bé ngậm núm vú giả nhiều làm tăng tỉ lệ bị viêm tai giữa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

- Khi đã thành thói quen, nếu núm vú giả bị rớt ra khỏi miệng bé trong trường hợp không có người lớn bên cạnh thì bé sẽ tự nhặt núm giả cho vào miệng ngậm tiếp. Điều này có thể đưa vi trùng xâm nhập vào cơ thể của bé.

- Làm ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ vì bé đã quen với núm vú giả, khiến bé không hào hứng với việc bú mẹ.

- Khi không có núm vú giả, bé cảm thấy khó chịu, có thể bé sẽ có thói quen cho tay vào miệng mút hay cho các dị vật vào miệng. Điều này vừa không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.

- Trong trường hợp bé đã quen với việc ngậm núm vú giả trước khi ngủ, nếu không có núm vú giả vì một lý do nào đó bé sẽ quấy khóc, khó ngủ ngon.

- Trẻ ngậm ti giả lâu hầu hết đều ít nói, chậm giao tiếp, ít cười, ít biểu hiện cảm xúc… những đứa trẻ này có nguy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những trẻ đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.

Với trường hợp của cô bé Harper, nhiều người cho rằng không nên chỉ trích Beckham quá nuông chiều con bởi chỉ có cha mẹ mới biết điều gì là tốt nhất cho cái mình. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho cựu danh thủ là hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em.

[mecloud]Z8xKwO5WWT[/mecloud]

 

Tường Vy (Tổng hợp)