Em bé 2 tuổi bị bệnh ung thư người lớn, bác sĩ giải thích thế nào?
Trẻ em thì khó tránh bị bệnh lúc này hay lúc khác, đó là điều chắc chắn. Một vài vết sưng, bầm tím, hay đôi khi là cảm lạnh hoặc sốt... là những điều quá đỗi quen thuộc với người làm mẹ. Và trong hầu hết trường hợp, đây là những dấu hiệu của bệnh bình thường và các bậc cha mẹ không quá lo lắng.
Thế nhưng, đã có cha mẹ nào tưởng tượng được cảnh đứa con nhỏ mới 2 tuổi của mình đã bị ung thư buồng trứng chưa? Chắc hẳn là không. Thế mà thật không may, đó lại là định mệnh mà cha mẹ của bé Kenni phải đối mặt.
Có một khối u 14cm được tìm thấy ở bên buồng trứng phải, xung quanh đó là những khối ung thư nhỏ hơn khác gần gan và bụng của bé Kenni.
McKenna Xydias (tên thân mật thường gọi là Kenni) mới 2 tuổi. Sau khi Kenni bị sốt kèm theo bụng đầy hơi, bố mẹ đã đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Chia sẻ trên trang Good Morning America, bố mẹ của Kenni nói rằng các bác sĩ cam đoan với gia đình rằng "Kenni chỉ bị đầy khí trong bụng mà thôi".
Sau đó, mẹ của bé Kenni đã gây áp lực với bác sĩ để buộc họ phải làm thêm những kiểm tra khác. Kết quả nhận được đã khiến cả gia đình bé bị sốc: Cô bé được chẩn đoán mắc một căn bệnh ung thư buồng trứng cực kỳ hiếm gặp. Có một khối u 14cm được tìm thấy ở bên buồng trứng phải, xung quanh đó là những khối ung thư nhỏ hơn khác gần gan và bụng của bé.
"Làm sao điều này có thể xảy ra? Làm thế nào mà một đứa trẻ mới 2 tuổi lại có thể bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3 chứ? Tôi biết bệnh này thường gặp ở phụ nữ nhưng tôi không thể nghĩ rằng nó có thể xảy ra với một đứa trẻ nhỏ như vậy", Mike Xydias, bố của bé Kenni, đã không khỏi sửng sốt và thốt ra như vậy.
Hóa ra, ung thư buồng trứng mà chúng ta thường nghĩ (thường gặp ở phụ nữ trưởng thành) rất khác biệt với loại ung thư buồng trứng mà Kenni mắc phải. Loại ung thư buồng trứng của Kenni được gọi là khối u tế bào mầm - là nhóm u có nhiều thành phần, do tế bào gốc biệt hóa theo nhiều hướng khác nhau.
Tiến sĩ Don Eslin, bác sĩ ung thư nhi khoa Orlando Health Arnold Palmer Hospital for Children, nói với Health rằng, đây là loại ung thư thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn.
Bbé Kenni đã được phẫu thuật vào ngày 18/2 và bắt đầu hóa trị vào ngày 27/2.
Tiến sĩ Eslin nói: Các khối u tế bào mầm ở buồng trứng thường bắt nguồn từ trong những tế bào sớm bị thoái hóa (do không thể phát triển bình thường) nhưng lại trở thành một phần bình thường của cơ quan sinh sản của trẻ.
Còn ung thư buồng trứng ở người trưởng thành hình thành khi có sự cố xảy ra sau này với các tế bào bình thường. Nó khác với các khối u tế bào mầm ở chỗ khối u tế bào mầm không bao giờ phát triển thành các tế bào khỏe mạnh.
Các khối u tế bào mầm cũng có thể xảy ra ở người lớn, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn. Theo Trung tâm thông tin về bệnh di truyền và bệnh hiếm gặp (Genetic and Rare Diseases Information Center), tỉ lệ ung thư buồng trứng ở trẻ em chiếm chưa đến 5%. Và các khối u mà Kenni có, khối u túi noãn hoàng, cũng không bình thường.
Theo Trung tâm Y tế Bệnh viện Trẻ em Trung Quốc (Cincinnati Children's Hospital Medical Center), khối u túi noãn hoàng là khối u ác tính của các tế bào xếp thành túi noãn hoàng của phôi. Mặc dù nguyên nhân của những khối u này vẫn chưa được biết chính xác nhưng nó thường gặp ở trẻ em từ 1-2 tuổi.
Có một số loại u tế bào mầm khác nhau nhưng tất cả chúng đều được điều trị giống nhau, thường là bằng phẫu thuật và hóa trị.
Trở lại với trường hợp của em bé Kenni. Bé đã được phẫu thuật vào ngày 18 tháng 2. Các bác sĩ đã có thể loại bỏ 90% khối u lớn nhất của Kenn, cũng như các tế bào ung thư khác, nhưng họ cũng phải cắt bỏ một buồng trứng và một phần ruột non của cô bé trong quá trình phẫu thuật. Kenni bắt đầu hóa trị vào ngày 27 tháng 2.
Gia đình Xydias nói rằng Kenni là một cô bé kiên cường, sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh.
Gia đình Xydias nói rằng Kenni là một cô bé kiên cường, sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh.
Qua ca bệnh của con mình, cô Meagan Xydias, mẹ của bé Kenni muốn gửi một thông điệp quan trọng đối với các bà mẹ khác: Tôi biết có thể khó khăn khi là bà mẹ đưa con đi khám và nói: "Có gì đó không ổn ở đây" vì rõ ràng bác sĩ biết công việc của họ là gì. Nhưng đôi khi bạn phải tin vào mình.
Tôi hy vọng sau khi nghe câu chuyện của Kenni, mọi người sẽ sẵn sàng nói với bác sĩ "bác sĩ có thể kiểm tra thêm không?" trong những trường hợp cảm thấy có nghi ngờ nào đó".
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bị ung thư dạ dày nên và không nên ăn gì?
- Những thực phẩm ăn dặm tốt nhất cho bé sau khi cai sữa mẹ
- Phát hiện ung thư cổ tử cung nguy hiểm nhờ ung thư
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua