Dòng sự kiện:

"Ép con học chữ, học toán trước 6 tuổi dễ bị điên là đúng đấy!"

18:15 06/08/2015
Hiểu được từ “ép” con học trước 6 tuổi sẽ không có chuyện phản kháng với ý kiến mà chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân đưa ra. Đó là sự quá tải của bộ não bé khi không cần thiết vì bị “ép” học.

Tin liên quan

  • Vì sao chỉ nên sắm điện thoại “cục gạch”cho con?
  • Tuyệt chiêu dạy con của ông bố hài hước nhất Bố ơi, mình đi đâu thế?
  • Tuyệt chiêu vẽ con vật cực đơn giản dễ thương bằng số
Bất bình là vì… không hiểu

Trong bài “Cho con học chữ, học toán trước 6 tuổi, sau 25 năm con dễ bị điên, dại?”, Báo Gia đình & Xã hội đăng tải ý kiến của chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Mạnh Quân (Hội Tâm lý học Việt Nam), nhiều cha mẹ đã kịch liệt phản đối quan điểm này.

Để vấn đề sáng rõ hơn, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn các chuyên gia khác về việc ép con học chữ, học toán trước 6 tuổi, chúng tôi lại nhận được những ý kiến đồng thuận với quan điểm tưởng vô lý này.

Chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thanh Bình - Trung tâm Phát triển Trí tuệ An Bình cho rằng: "Trẻ con ngày nay thông minh hơn thế hệ trước rất nhiều. Nhưng việc ép con học trước 6 tuổi nói bị điên sau 25 năm là đúng đấy. Vì điều này làm cho trẻ phát triển lệch lạc với lứa. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như ở cả Việt Nam đều quy định 6 tuổi trẻ mới học lớp 1 và bắt đầu học chữ, tập đọc, tập viết".

Cha, mẹ nên cũng con chơi mà học sẽ giúp ích cho bé rất nhiều.

Ở đây, cần phải hiểu được từ “ép” khác với việc bé thích thú học, hứng thú học và học mà chơi, chơi mà học. Ý mà chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân đưa ra là sự quá tải của bộ não bé khi không cần thiết. Nhiều cha mẹ bất bình là vì không hiểu. Họ tự ái vì cảm giác như bị trù ẻo.

“Giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp một, chuyện vừa học, vừa chơi giúp con nhận biết các chữ cái, ghép chữ cũng nên làm để bé không bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1. Tuy nhiên, trên thực tế có những bố mẹ mong muốn con phải nổi trội hơn các bạn, ép học chữ, biết đọc từ lúc quá nhỏ sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Giống như người lớn chỉ gánh được 50kg mà bị ép gánh lên 80- 100 kg vậy”, bà Bình phân tích.

Muốn tốt cho con nên bỏ tham vọng con giỏi trước tuổi, hãy để cho trẻ được hồn nhiên sống với đúng lứa tuổi của mình. Ở những nước phát triển, trẻ từ 4-5 tuổi được tự do vui chơi để để phát triển trí thông minh sáng tạo một cách tự nhiên. Nhưng ở Việt Nam một số cha mẹ con lên 3, lên 4 đã cho học các lớp học toán luyện trí thông minh, học tiếng Anh, học múa, học đàn… tệ nhất là chuyện cho con học toán, học chữ từ bé.

Chị Hoàng Thùy Minh - nghiên cứu sinh chuyên ngành tâm lý tại Nhật cho biết, phương pháp giáo dục và dạy con của người Nhật thì từ 4 tuổi là độ tuổi trẻ phát huy tính sáng tạo tiềm ẩn bên trong tất cả mọi đứa trẻ một cách tối đa. Nếu bố mẹ tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc và khám phá thế giới xung quanh nhiều hơn mới thực sự giúp con thành công trong tương lai.

"Trẻ bị ép con học chữ sớm, bị uốn nắn phát triển theo khuôn khổ phản khoa học do cha mẹ tự nghĩ ra không rèn luyện tư duy vô tình bó sự hiểu biết của con trong tư duy quẩn luẩn của người lớn. Vì lúc này, cơ thể trẻ chưa đủ trưởng thành để đáp ứng những nhu cầu cho việc ngồi một chỗ và học. Não bộ của bé ở độ tuổi này dễ thích nghi với những kiến thức được bé tìm tòi, khám phá và tư duy một cách logic hơn là bị áp đặt ngồi học đọc, học viết", chị Thùy Minh phân tích.

Các chuyên ra cũng chỉ ra nhiều tác hại từ việc ép học chữ, học toán trước 6 tuổi như: Viết chữ xấu do cầm bút khi còn nhỏ, tay chưa đủ to để cầm một chiếc bút đúng chuẩn; Lười học do bị ép làm những việc vượt quá khả năng khi đó nên thường không làm cha mẹ hài long, dẫn đến trẻ tự ti về bản thân chán ghét học tập sau này; Mất tập trung vì thời gian đầu đi học cô chỉ dạy những thứ trẻ đã biết khiến trẻ chủ quan, không tập trung. Thói quen không tập trung sẽ theo trẻ sau này khiến trẻ trượt dài trong học tập thì không tiếp thu được kiến thức mới…


Cho con chơi với chữ sẽ rất tốt việc phát triển trí tuệ của bé

Khôn ngoan là để con vừa giỏi, vừa vui

Trên thực tế, có khá nhiều cha mẹ cũng muốn tuổi thơ của con được vui chơi, khám phá thế giới xung quanh nhưng thấy con của bạn mới lên 3-4 tuổi đã biết đàn, biết chữ thì suốt ruột nên cũng theo phong trào ép con học.

Các chuyên gia cũng cho rằng, lên 4-5 tuổi trẻ cần được rèn luyện cả về thể lực, học kĩ năng sống. Nhiều phụ huynh ép con mua sách, cấm mua trò chơi mà không hiểu được đó là cơ hội vàng cho trẻ phát triển toàn diện. Cha mẹ không nên tước đi những cơ hội vui chơi vốn là quyền cơ bản của trẻ em. Phương pháp thông minh là vừa chơi, vừa học mới thực sự mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con.

Theo chuyên viên tham vấn tâm lý, thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, để giúp con tự tin vào lớp 1 nhưng không “đánh cắp” tuổi thơ của con, cha mẹ có thể dạy con học qua các trò chơi hằng ngày, bằng cách chọn những đồ chơi phù hợp: Mua bộ đồ chơi chữ cái và số cho con, mỗi ngày tặng cho con một chữ cái, hoặc một số.

Sau khi tặng thì liên tục chơi những trò liên quan đến chữ hoặc số đó. Chẳng hạn, chơi trò đi chợ, con đi chợ mua cho mẹ chữ A hoặc số 2… Mỗi ngày chỉ chơi 1-2 chữ. Vừa kích lệ tinh thần của con mà con cũng biết thêm chữ, số mới.

Chắc chắn rằng, không cha mẹ nào muốn con mình không có tuổi thơ hạnh phúc, được vui chơi, cười đùa. Yêu con có rất nhiều cách có thể giúp con có kiến thức cần thiết bước vào lớp một nhưng vẫn khiến tuổi thơ của con đầy thù vị chỉ cần những người làm cha, làm mẹ không nên ép uổng con. Vì trên thực tế, người lớn cũng vậy bị “ép” làm bất cứ việc gì cũng là thiên cưỡng hãy để việc học diễn ra một cách tự nhiên là tốt nhất cho trẻ.

Theo Kỳ Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Xem thêm video:

[mecloud]u5YJOHrzNP[/mecloud]