F0 có 1 trong 20 bệnh nền cần phải điều trị tại bệnh viện, đừng chủ quan ở nhà kẻo nguy hiểm
Người bình thường mắc nCoV đã nguy hiểm, những người có bệnh nền lại càng nguy hiểm hơn. Nếu F0 có 1 hoặc nhiều hơn 1 bệnh nền dưới đây, khi mắc bệnh cần tới cơ sở y tế ngay.
20 bệnh nền cần được theo dõi, điều trị tại bệnh viện khi mắc nCoV, bao gồm:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác.
- Đái tháo đường.
- Ung thư.
- Tăng huyết áp
- Hen phế quản
- Bệnh thận mạn tính
- Béo phì, thừa cân.
- Bệnh gan.
- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.
- Bệnh lý mạch máu não.
- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
- HIV/AIDS.
- Hội chứng Down.
- Thiếu hụt miễn dịch
- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.
- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên, thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh hoặc mắc phải.
- Các bệnh hệ thống.
- Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

- Khó thở, thở hụt hơi, nhịp thở tăng ≥ 21 lần/phút. Ở trẻ em, các dấu hiệu thở bất thường gồm thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90 mmHg; huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống; trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.
- Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...
- Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người nhiễm nCoV chăm sóc, điều trị tại nhà cần chú ý 5 điều như sau:
- Tăng cường dinh dưỡng, bao gồm: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái;
- Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống;
- Không được bỏ bữa;
- Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua