F0, F1 tại nhà ăn uống thế nào để tăng miễn dịch?
F0, F1 cần chế độ ăn hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, uống đủ nước, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày, giúp tăng sức đề kháng.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, F0, F1 cách ly tại nhà nên thực hiện chế độ dinh dưỡng đảm bảo nguyên tắc cân đối và đầy đủ. Ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm, đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước.
Ăn đủ ba bữa chính mỗi ngày, có thể thêm 1-3 bữa phụ. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi mua, chế biến và sử dụng, bảo quản thực phẩm.
Chế biến hợp khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt thức ăn. Bệnh nhân có tình trạng chán ăn, đau họng, giảm vị giác, khứu giác có thể chế biến dạng mềm, lỏng, dễ ăn và dễ hấp thu.
Trẻ em, người trưởng thành có bệnh lý nền như đái tháo đường, tim mạch, suy thận cấp, suy thận mạn... cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mì ăn liền... chứa nhiều chất béo, đường và muối không tốt cho cơ thể. Lượng muối tối đa 5g mỗi ngày, kể cả muối trong thực phẩm.
Đảm bảo nhu cầu chất đạm
Protein (đạm) là thành phần nền tảng cơ bản, cấu tạo nên tế bào và mô của cơ thể tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Thiếu protein sẽ gây ức chế việc hình thành kháng thể, giảm khả năng chống lại virus.
Các bữa ăn trong ngày đều cần chất đạm. Phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật như cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa... và đạm thực vật gồm các loại đậu, nấm, đậu phụ...
Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Nhóm vitamin
Vitamin A: gan động vật, các loại rau củ có màu vàng, đỏ, xanh sẫm...
Vitamin C: ổi, cam, chanh, đu đủ, bưởi, nhãn, kiwi, ớt chuông, rau ngót, cần tây, rau đay, rau cải...
Vitamin D: dầu gan cá, nhất là ở các loại cá béo, cá trích...
Vitamin E: dầu thực vật, quả hạch, hạt hướng dương, mầm lúa mì, hạt ngũ cốc toàn phần, đậu phộng, rau bina, cải xoăn...
Acid folic: thịt bò, cam, các loại rau màu xanh đạm...
Vitamin B6: cá hồi, cá ngừ, các loại trái cây, rau rủ đa dạng...
Vitamin B12: trứng, thịt, cá, phomai...
Nhóm khoáng chất
- Sắt: gan động vật, nghêu, vừng, các loại đậu...
- Kẽm: các loại sò, thịt động vật, vừng, đậu...
- Đồng: nội tạng động vật và ngũ cốc nguyên cám...
- Selen: nội tạng và thịt động vật, hải sản...
Thực phẩm chứa flavonoid
Flavonoid giúp tăng khả năng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể và đã được chứng minh là có thể ức chế các hoạt động của nhiều loại virus. Chất này có nhiều trong quả họ dâu (berries), trà xanh, cần tây, hành tây, trái cây họ cam chanh bưởi, các loại rau gia vị (như húng, tía tô), súp lơ xanh, cải xanh, táo, gừng, tỏi, nghệ, các loại rau lá màu xanh, dầu olive, đậu nành...
Thực phẩm chứa các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (probiotics) và chất xơ (prebiotics)
Probiotics: yaourt (sữa chua), sữa, phó mát, dưa chua, kim chi, tương bần, cà pháo...
Prebiotics: hạt óc chó, chocolate đen, hành tây, yến mạch, táo, tỏi tây, đậu lăng đỏ...
Nhóm chất béo, đặc biệt chất béo giàu omega-3
Ưu tiên sử dụng những loại chất béo không no như cá, quả bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương... hơn là những chất béo no (thịt mỡ, bơ thực vật, dầu dừa, pho mát...).
Omega-3 là acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được, có vai trò chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch, có nhiều trong dầu cá, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá hồi, basa, cá bơn, cá trích, cá thu, cá ngừ...
Uống đủ nước theo nhu cầu và đúng cách
Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, nước đun sôi để nguội hoặc đã tiệt trùng. Uống từ từ, từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày, ngay cả khi không khát. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Tránh các loại thức uống có gas, nước ngọt, đồ uống có chứa cồn...
Xây dựng lối sống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh
Luyện tập đều đặn, cả khi ở trong nhà, cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên tập luyện hàng ngày, tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc 7-8 giờ mỗi ngày, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc.
Giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, tránh lo lắng thái quá.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Link: https://vnexpress.net/f0-f1-tai-nha-an-uong-the-nao-de-tang-mien-dich-4332332.html
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua