F0 tự ý dùng kháng sinh để ngừa virus 'ăn' vào phổi: Bác sĩ nói nguy hiểm, chỉ hại cho gan thận
Rất nhiều F0 được khuyên nên sử dụng kháng sinh phòng ngừa bệnh nặng thêm. Tuy nhiên bác sĩ nói điều này có thể gây ra nhiều tác hại.
Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang ngày một tăng cao, F0 chủ yếu tự cách ly điều trị tại nhà. Nhiều người khi thành F0 rất lo lắng nên đã mua rất nhiều thứ, trong đó có cả kháng sinh.
Trường hợp của anh Đỗ Tuấn Đạt (Cầu Giấy, Hà Nội) ngay sau khi mắc Covid-19 đã được người thân giục uống kháng sinh nặng để virus không ăn vào phổi.
Anh Đạt cho biết: "Tôi là F0 và được nhiều bạn bè đã khỏi Covid-19 khuyên nên dùng kháng sinh sớm để phòng ngừa viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi".

Trong quá trình tư vấn cho bệnh nhân F0 bác sĩ Tuấn Anh đã gặp không ít câu chuyện dở khóc, dở cười liên quan tới việc dùng thuốc. Nhiều trường hợp là người quen của bác sĩ Tuấn Anh khi biết dương tính đã hoang mang chạy ra hiệu thuốc mua rất nhiều thuốc trong đó có thuốc kháng sinh. Sau đó, trường hợp này mới bình tĩnh gọi điện cho bác sĩ Tuấn Anh nhờ tư vấn.
Bệnh nhân gọi điện nói: "Cô bán thuốc nói phải dùng kháng sinh để phòng Covid-19 "ăn" vào phổi". Được bác sĩ Tuấn Anh phân tích không cần dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân mới yên tâm không dùng thuốc.
Bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ có các triệu chứng đặc trưng như: đau rát họng, đau họng, mệt mỏi, sốt, ho, mất khứu giác… Với những bệnh nhân mắc Covid-19 chỉ cần điều trị triệu chứng. Có nghĩa là khi bệnh nhân sốt thì dùng thuốc hạ sốt, ho dùng thuốc ho, đau rát họng dùng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn súc họng… để làm giảm triệu chứng.
Bác sĩ Tuấn Anh khẳng định: "Kháng sinh không có tác dụng gì với virus. Bệnh nhân chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc nguy cơ bội nhiễm và bội nhiễm. Khi dùng các loại thuốc kháng sinh sẽ phải theo chỉ định của bác sĩ.

Việc lạm dụng kháng sinh sẽ tạo ra gánh nặng cho gan, thận. Dùng thuốc không đúng còn có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh".
Theo bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh, Phòng khám Gia đình TP.HCM, người mắc Covid-19 sẽ có các triệu chứng như bệnh cúm và đa phần các trường diễn biến tự khỏi trong 7 -10, chỉ có khoảng 1% chuyển nặng (nhóm tiêm đủ 2 mũi vắc xin). Điều trị Covid-19 cần sẽ có 3 nhóm thuốc
Nhóm thứ nhất điều trị cảm cúm thông thường mà cần phải có là: Paracetamollà thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng; Thuốc histamin giúp giảm các triệu chứng chảy nước mũi và các triệu chứng của cúm.
Nhóm thứ 2 là nhóm thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các phản ứng khi bệnh nhân chuyển nặng. Do tình tình trạng miễn dịch quá mạnh (phản ứng thái quá với virus) gây ra tình trạng tắc mạch, tổn thương viêm trong phổi gây ra cơn bão cxytocin làm tổn thương phổi và tắc mạch nhiều nơi.
Nhóm thuốc thứ 3 là thuốc kháng virus.
Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 khi điều trị tại nhà chỉ dùng thuốc ở nhóm 1, các loại thuốc khác chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Thịnh cho biết: "Đối với bệnh Covid-19 không phải dùng thuốc sớm mà phải dùng đúng thuốc, đúng thời điểm mới có tác dụng điều trị".
Cơ thể có 3 bộ phận rất dễ tổn thương vào mùa hè: Đây là lời khuyên mà ai cũng cần
Nóng: Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống bệnh đầu mùa khỉ
Phụ nữ sau 30t nhanh già: Chăm ăn 6 loại rau củ này để tăng collagen, da hồng hào, không nếp nhăn
Loại quả Việt được người Nhật ưa chuộng vì đẹp da, bổ thận: 4 đối tượng phải tránh
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua