Gia sư và ô sin làm “hỏng” con cái trong gia đình khá giả như thế nào?
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, trong những năm gần đây, phần nhiều thủ khoa tại các kỳ thi Quốc gia, thi Đại học là học sinh học ở các trường vùng nông thôn hoặc xuất thân từ nông thôn lên thành phố trọ học. Thực tế những mùa tuyển sinh vừa qua cũngcho thấy, tỷ lệ học sinh nông thôn đỗ thủ khoa ngày càng cao, rất hiếm có thủ khoa là học sinh thành thị.
Điểm qua một số gương mặt “thủ khoa nông thôn” năm vừa qua có thể nhận thấy tỷ lệ xuất phát từ những học sinh có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nguyễn Thị Kim Phượng (học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Quy Nhơn, Bình Định) sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở xã xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, cách TP Quy Nhơn hơn 60 km. Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 vừa qua, Phượng đã đạt 26,25 điểm, trở thành thủ khoa khối C của Bình Định (văn: 9, sử: 8,25, địa: 9).
Cũng vượt qua hoàn cảnh khó khăn để giành lấy vinh quang trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 vừa qua là em Lương Hoàng Tú Anh, dân tộc Nùng, lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Tuyên Quang. Nhà Tú Anh ở thôn Cao Tuyên, xã Bình Yên (Sơn Dương). Tú Anh là thí sinh có tổng điểm thi cao nhất tại trên địa bàn tỉnh với 35,2 điểm.Trong đó, Toán 8,25, Ngữ văn 9,5, Vật lý 7,8 và Tiếng Anh 9,65 điểm.
Một tấm gương khác cũng khiến mọi người nể phục là Lê Đình Nguyên (THPT Quảng Xương 1, Thanh Hóa). Cả gia đình sống chủ yếu bằng nghề làm nông nghiệp, cha bán hàng rong. Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Nguyên đã giành 28,85 điểm 3 môn (Toán 9,25, Lý 10, Hóa 9,6).
Cũng với tham vọng cho con đỗ thủ khoa hoặc thi đỗ vào những trường danh tiếng, cha mẹ thành phố nỗ lực trong việc bổ sung kiến thức cho con bằng cách thuê gia sư dạy con với lịch học dày đặc, thế nhưng lại không đủ thời gian quan tâm chăm sóc con nên phải thuê ô sin để đưa đón, chăm sóc. Hiệu quả chưa thấy đâu nhưng sự tốn kém thì thấy rõ, không những thế lại khiến con cái trở thành những cậu ấm cô chiêu có cách sống ỷ lại, không tự giác trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhiều phụ huynh băn khoăn trước câu hỏi vì sao học sinh nông thôn thiếu thốn về mọi mặt, cả về điều kiện kinh tế đến học tập mà lại trở thành những thủ khoa, những con người xuất sắc đến thế? Phải chăng những cha mẹ nông thông đã dạy con đúng cách hơn cha mẹ thành phố?
Lý giải hiện tượng này, TS. Nghiêm Xuân Huy, Phó trưởng ban Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích: “Ở góc độ thống kê thì điều này là bình thường, vì tỷ lệ học sinh từ nông thôn, mà phần nhiều lại được học ở các trường chuyên của các tỉnh, cao hơn hẳn tỷ lệ học sinh thành thị”.
Ghi nhận số liệu từ các kỳ thi cũng cho thấy, phần lớn các trường có thí sinh đạt điểm cao, điểm xuất sắc đều là các trường chuyên hoặc những trường có truyền thống hiếu học, nhiều năm có những học sinh đạt thành tích cao trong học tập ở khu vực ngoại thành.
“Dù không ở thành phố lớn nhưng đa số thủ khoa đều được học tập, rèn luyện trong môi trường học tập tốt từ các ngôi trường chuyên của tỉnh và từng đoạt rất nhiều giải thưởng trong kỳ thi HS giỏi cấp tỉnh hay quốc gia”- TS Nghiêm Xuân Huy nhận xét.
Về mặt chủ quan, các chuyên gia giáo dục cho rằng, có rất nhiều học sinh ở nông thôn hoặc xuất thân từ nông thôn ra thành phố trọ học có tư chất thông minh, ham học hỏi. So với những học sinh ở thành phố, có đầy đủ điều kiện vật chất, thì những học sinh ở nông thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường rất giàu ý chí, nghị lực, có động cơ phấn đấu rõ rệt.
Các em đã sớm nhận thức được, chỉ có học mới mong thay đổi được cuộc sống, mới có thể thoát nghèo nên đã chủ động, tự giác trong học tập. Có thể nói, điều kiện, hoàn cảnh khó khăn chính là động lực lớn nhất của các em. Trong khi đó, học sinh thành phố với điều kiện sống đầy đủ thường ngại cố gắng, phấn đấu hơn.
“Có một thực tế từ xưa đến này là những đứa trẻ được nuông chiều, được cung cấp đầy đủ mọi thứ sẽ ít có ý chí phấn đấu, sẽ ít kiên trì, ham học hỏi, và do vậy sẽ khó có cơ hội học xuất sắc. Đây cũng là quy luật dễ hiểu. Ngay ở nông thôn, nếu trẻ được nuông chiều quá, đầy đủ quá, thì tỷ lệ thất bại cũng rất nhiều”- TS Nghiêm Xuân Huy nói.
Một số chuyên gia giáo dục khác thì cho rằng, ngoài động lực từ hoàn cảnh khó khăn, ở nông thôn, các em chỉ có tiêu chí là học, ngoài chuyện phải làm việc giúp đỡ gia đình. Còn học sinh thành phố có điều kiện hơn nhưng các em cũng có nhiều mối quan tâm hơn nên thời gian dành cho việc học ít hơn.
Hơn nữa, mặc dù không được đủ đầy về vật chất, điều kiện sinh hoạt, học tập nhưng bù lại, hầu hết những học sinh nông thôn cố gắng học giỏi luôn nhận được tình yêu thương, sự động viên, khích lệ từ hàng xóm, láng giềng, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình. Chính gia đình và sự quan tâm của những người xung quanh là động lực để các em không ngừng nỗ lực vươn lên.
Ngày nay các bậc cha mẹ ở thành phố có điều kiện đang “gửi” con mình cho gia sư và ô sin “nuôi” và “dạy” mà không biết được hậu quả của việc làm này. Nó không những không thể khiến những đứa trẻ trở thành một “thủ khoa” xuất sắc như họ mong muốn mà còn làm cho trẻ trở thành những con người thụ động và ỷ lại.
Theo Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua