Gia tăng trường hợp bất thường hệ thần kinh và dị tật ở trẻ sơ sinh do vi rút Zika
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, trước tình hình dịch bệnh do vi rút Zika gây nên đang lan tràn tại nhiều nước trên thế giới , tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triệu tập cuộc họp lần thứ 2 của Ủy ban về tình trạng khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR 2005) vào ngày 8/3 vừa qua.
Tại cuộc họp này, Ban Thư ký WHO báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện những khuyến cáo tạm thời của WHO và về các chùm ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ và hội chứng Guillain-Barré (GBS) có thể có mối liên quan với sự lây truyền vi rút Zika.
Ủy ban ghi nhận các báo cáo trường hợp mắc và kết quả một số nghiên cứu về những mối liên quan tiềm ẩn giữa việc nhiễm trùng vi rút Zika, chứng đầu nhỏ và hội chứng GBS. Một số quốc gia thành viên cũng cung cấp một số thông tin về chứng đầu nhỏ, hội chứng GBS và một số bất thường về hệ thần kinh xảy ra tại các khu vực có sự lây truyền vi rút Zika: Brazil, Cabo Verde, Colombia, Pháp, Hoa Kỳ.
Theo đó, Ủy ban đã đưa ra khuyến cáo các chùm ca bệnh mắc chứng đầu nhỏ và hội chứng GBS vẫn tiếp tục là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên quan giữa các bệnh này với vi rút Zika.
WHO khuyến cáo tăng cường các nghiên cứu về mối liên quan giữa chứng đầu nhỏ, các bất thường thần kinh khác gồm cả hội chứng GBS, vi rút Zika...
WHO khuyến cáo tăng cường các nghiên cứu về mối liên quan giữa chứng đầu nhỏ, các bất thường thần kinh khác gồm cả hội chứng GBS, vi rút Zika; tập trung tìm hiểu những số liệu về cấu trúc gen và ảnh hưởng lâm sàng của các chủng vi rút Zika khác nhau, thực hiện các nghiên cứu về bệnh lý học thần kinh của chứng đầu nhỏ, các nghiên cứu bệnh – chứng và nghiên cứu thuần tập tại những vùng bị ảnh hưởng bởi vi rút Zika gần đây nhất, thiết lập các mô hình nghiên cứu thử nghiệm trên động vật.
Bên cạnh đó, tiến hành các nghiên cứu về lịch sử lây truyền vi rút Zika, bao gồm tỷ lệ mắc bệnh không có biểu hiện triệu chứng, các biến chứng, đặc biệt là mối liên quan với phụ nữ mang thai; thực hiện các nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu về tỷ lệ trường hợp mắc chứng đầu nhỏ và các rối loạn hệ thần kinh khác tại những khu vực có sự lây truyền vi rút Zika nhưng chưa được theo dõi.
Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nghiên cứu cho kết quả nhanh nhất, Ủy ban về tình trạng khẩn cấp cũng lưu ý một số nội dung sau: Việc giám sát chứng đầu nhỏ và hội chứng GBS nên được chuẩn hóa và tăng cường, đặc biệt tại những khu vực có sự lây truyền vi rút Zika và những vùng có nguy cơ cao; xây dựng định nghĩa ca bệnh cho các trường hợp nhiễm vi rút Zika bẩm sinh; chia sẻ ngay với WHO các số liệu lâm sàng, vi rút học và dịch tễ học về tỷ lệ gia tăng các ca mắc chứng đầu nhỏ, hội chứng GBS và sự lây truyền vi rút Zika.
Khánh Ngọc
Nguồn: Gia đình Việt Nam
>> MỜI ĐỘC GIẢ XEM VIDEO ĐANG HOT:
[mecloud]xbsAyCnWhF[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua