Giác hơi Việt Nam đột nhiên nổi tiếng nhờ... kình ngư Michael Phelps
Bác sĩ Đỗ Tân Khoa, Trưởng khoa khám bệnh của Bệnh viện Y học Cổ truyền ở TP HCM, cho biết thêm lợi ích của việc này:
“Nó tốt trên góc độ y học cổ truyền, ví dụ như khi mình tập luyện nhiều, nhiễm 'phong hàn thấp' (đau nhức, mỏi cơ, xương), thì giác hơi gần như là một cái cách chống được cái đó, loại trừ cái đó ra khỏi cơ thể, khai thông, tránh ứ trệ tuần hoàn [máu] ở những vùng của cơ thể. Hiện nay, giác hơi bằng lửa ít có dùng, vì có thể gây nguy hiểm, tai biến cho bệnh nhân. Bây giờ người ta giác hơi bằng cái ống mút”.
Trong khi đó, trang tin Yahoo Sports dẫn một kênh truyền hình của Nga nhận xét rằng việc giác hơi và các tác dụng của nó, “xét về nhiều khía cạnh, cũng không khác gì meldonium”, một loại thuốc giúp làm tăng lưu thông máu, mới bị cơ quan Chống Doping Thế giới cấm sử dụng.
Kình ngư Michael Phelps thi đấu với những dấu vết giác hơi trên cơ thể.
Anh Nguyễn Chính Nghĩa, một người đang làm dịch vụ giác hơi ở Hà Nội, cho hay thêm: “Mình chưa giác hơi cho các vận động viên của Việt Nam. Nhưng mà mình cũng có giác hơi cho những người chơi thể thao. Phương pháp giác hơi này có tác dụng rất là tốt. Nó có khả năng giảm đau, giãn cơ ra, và họ có thể tiếp tục tập luyện ngay lập tức”.
Không chỉ đội bơi mà tuyển thể dục dụng cụ và điền kinh của Mỹ cũng sử dụng giác hơi để giúp hồi phục cơ thể, tạo ra một trào lưu mới tại Thế vận hội mùa hè lần này.
Cho dù được người dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam ưa chuộng, giới y học phương Tây lại không mấy tin vào công dụng của nó.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ tuần trước được dẫn lời nói rằng “không có bằng chứng khoa học về bất kỳ tác dụng đối với sức khỏe nào của việc giác hơi”.
Tuy nhiên, hãng tin Reuters trích lời bà Jessica MacLean, Giám đốc tạm quyền của Hiệp hội Liệu pháp Giác hơi Quốc tế, nói rằng tuần trước, số lượng máy giác hơi bán ra tăng 20% trong khi số người xin giấy phép làm giác hơi tăng 50%.
Trong khi đó, anh Nghĩa cho biết thêm rằng sau khi các hình ảnh của nhiều vận động viên có các vết giác hơi trên người xuất hiện trên báo chí, nhiều khách hàng đã biết tới các dịch vụ của mình. Anh nói thêm: “Dịch vụ ăn khách hơn. Họ sử dụng dịch vụ khá nhiều. Em cũng chữa cho một số khách nước ngoài. Cũng có tác dụng tốt. Họ thấy thích”.
Không chỉ truyền thông nước ngoài, báo chí trong nước cũng đưa nhiều tin tức về cái được gọi là “phong trào” của các vận động viên quốc tế.
Tờ Người đưa tin đặt tiêu đề: “Giác hơi: Bí quyết kiếm huy chương của VĐV Mỹ ở Olympics 2016” trong khi tờ Thể thao và Văn hóa đặt câu hỏi: “Vì sao Michael Phelps và VĐV Mỹ mê… giác hơi?”
Theo chân “kình ngư” Phelps, ngôi sao truyền hình thực tế Hoa Kỳ, Kim Kardashian, cũng sử dụng giác hơi để “trị bệnh đau cổ”.
Các nữ minh tinh Hollywood như Gwyneth Paltrow, Jennifer Aniston hay ngôi sao nhạc pop Justin Bieber cũng từng khoe ảnh cơ thể đầy các vết thâm tròn.
MINH LONG/ Theo Gia đình Việt Nam
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua