‘Giải mã’ khúc mắc của trẻ thời kỳ chuyển cấp
Lý do thường gặp nhiều nhất ở trẻ không muốn đến trường là vì không theo kịp chương trình học hoặc chúng phải làm quá nhiều bài tập. Bạn cần phải ngay lập tức kiểm tra kiến thức của con mình trước những bài tập để từ đó thông báo với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Hãy nói rõ là con bị hổng kiến thức nào và đề nghị thầy cô giúp đỡ chứ không gây sức ép kiểu nhồi nhét.
Nhiều nguyên nhân nữa khiến trẻ chán trường học là do con chưa kịp làm quen với bạn bè mới hoặc trẻ bị bắt nạt. Lúc này bạn cần dành nhiều thời gian hơn nữa cho con, để cùng con giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên đôi khi vấn đề không phải nằm ở phía trường học mà do chính bạn.. Chính sức ép từ phía gia đình khiến trẻ căng thẳng và không còn hứng thú học hành nữa.
Một đứa trẻ thường xuyên bị mắng ở nhà, không có mối quan hệ tốt với anh chị em trong nhà, được cha mẹ kỳ vọng quá nhiều… cũng khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi, từ đó không còn hào hứng tới trường.
Nếu do nguyên nhân này, bạn cần ngay lập tức điều chỉnh lại không khí trong gia đình. Quan tâm nhiều hơn nữa đến con để con có cảm giác an toàn và được thương yêu.
Trấn an trẻ bằng việc nói rằng bạn và cô giáo đang hợp tác với nhau để tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện và thoải mái nhất.
[mecloud]z2NrZO98Os[/mecloud]
Linh An (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua