Giảm giờ chơi sẽ tăng nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn tâm lý ở trẻ em
Trong khoảng 50 đến 70 năm trở lại đây, số người trẻ tuổi mắc bệnh trầm cảm và bệnh rối loạn lo âu ở Mỹ đang tăng dần đều theo từng giai đoạn. Số học sinh trung học hay sinh viên đại học nằm trong nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và/hay rối loạn lo âu đã tăng gấp 5 đến 7 lần so với số người thực tế mắc bệnh cách đây hơn ½ thập kỷ.
Tuy nhiên, con số này tăng lên hoàn toàn không phải do khoa học phát triển dẫn đến tiêu chí về chẩn đoán bệnh cũng thay đổi. Đâu mới là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự bùng nổ của căn bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu và những bệnh rối loạn tâm thần khác là gì?
Câu trả lời vừa được công bố trong một nghiên cứu do Jean Twenge và các cộng sự của bà tại Đại học San Diego tiến hành. Theo đó, những người này đã sử dụng hai Bảng câu hỏi thống kê đa nhân cách khác nhau:
- 1 là Bảng câu hỏi thống kê đa nhân cách Minnesota được phát cho sinh viên các trường đại học khắp nước Mỹ từ năm 1938 trở về sau.
- 2 là Bảng thống kê đa nhân cách Minnesota - A dành cho những thanh thiếu niên nhỏ tuổi hơn, được phát cho sinh viên các trường đại học khắp nước Mỹ từ năm 1951 trở về sau để phân tích về khả năng mắc phải các chứng bệnh rối loạn tâm thần khác nhau ở sinh viên.
Thật ngạc nhiên khi kết quả của nghiên cứu này cũng khá giống với những nghiên cứu khác; đó là số người trẻ tuổi mắc các chứng bệnh về rối loạn tâm thần và trầm cảm đã tăng đột biến trong hơn 5 thập niên vừa qua.
Nếu số người trẻ mắc bệnh tâm thần cứ ngày một tăng lên như hiện nay thì thật là rất khó để dung hòa được những rủi ro hay bất ổn thực tế đang xảy ra khi dân số thế giới không ngừng tăng lên.
Cho bé có thời gian được “free” để thoải mái làm việc, vui chơi theo ý thích của mình. Bạn Na Na đọc cuốn sách yêu thích sau “một ngày vất vả” ở trường mẫu giáo. (Ảnh NVCC)
Có một thực tế đáng buồn đang từ từ “bào mòn” thế giới chúng ta đang sống: đó là tỷ lệ người trẻ tuổi và thanh thiếu niên mắc bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm trong Giai đoạn suy thoái, Chiến tranh Thế giới thứ II, Chiến tranh lạnh… lại thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ đó hiện nay.
Một thời gian dài người ta vẫn tin rằng trầm cảm là chuyện riêng của người lớn, nhưng khoảng 2 thập kỷ trở lại đây khoa học đã nhìn nhận nghiêm túc rằng trẻ em, kể cả trẻ nhỏ, cũng có thể bị trầm cảm. Nhiều trẻ trầm cảm bị cha mẹ kết tội nhút nhát, lười biếng, cứng đầu, không biết nghe lời. Không ít trẻ trầm cảm bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tăng động giảm chú ý, phản ứng tạm thời với stress…
Những trẻ bị mắc bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm hiển nhiên sẽ không có hoặc thiếu ý thức để có thể tự kiểm soát hành vi của mình.
Cho con ra chơi với thiên nhiên nhiều nhất có thể(Ảnh NVCC)
Vậy nguyên nhân cốt lõi dẫn đến thực trạng này là gì?
1. Nguyên nhân đầu tiên là do trẻ em hiện nay không còn cơ hội được tự do chơi đùa và tự do khám phá như trước đây nữa; tức là các em không thể tự giải quyết những vấn đề mình đang gặp phải, tự kiểm soát cuộc sống, và tự theo đuổi những gì mình đam mê và muốn thực hiện.
Thậm chí nhiều bậc cha mẹ còn cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi được là người đóng thế vai cho con. Tuy nhiên, đây không phải là một cách giáo dục đúng đắn và phù hợp. Hãy nhớ rằng khi trẻ bị tước đi cơ hội chơi đùa cũng tức là chúng đang mất đi quyền kiểm soát cuộc sống theo ý chúng; và nguy hiểm hơn chúng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn khác mà con người có thể mắc phải sau này.
2. Kế đến là do thời gian trẻ em phải dành cho việc học nhiều hơn thời gian trẻ vui chơi. Hay nói cách khác, cuộc sống của trẻ dựa theo một guồng máy “chính thống”; nào là bài tập về nhà, hoạt động ngoại khóa, tự học và thi cử ở trường. Khi về nhà thì các em lại sống theo thời khóa biểu của ba mẹ đã sắp xếp cho chúng. Phải nói là thời gian bận của trẻ còn nhiều hơn thời gian rãnh thì làm sao trẻ có thể chơi đùa và giải trí thỏa mái mà một đứa trẻ đáng nhận được.
3. Thêm nữa, trẻ không có quyền lựa chọn người bạn để học cùng hay để họ có động lực học tập hay vui chơi cùng. Hãy nhớ rằng khi trẻ bị bó hẹp không gian và thời gian vui chơi thì trẻ sẽ trở nên “thu mình” lại, ngại tiếp xúc với thế giới xung quanh.
Biết được như vậy thì bố mẹ cần phải làm gì để cứu thế hệ tương lai thoát khỏi căn bệnh đang “giết dần giết mòn” họ?
+ Tạo cơ hội cho trẻ được bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc theo ngôn từ và cách hiểu của trẻ. Nếu trẻ tỏ ra rụt rè thì hãy động viên khích lệ trẻ nói.
+ Luôn tạo ra sân chơi cho trẻ với nhiều hoạt động khác nhau để trẻ luôn được vận động và vui chơi.
+ Không bao giờ cho phép trẻ ngồi một chỗ hay khép kín trẻ trong một không gian.
+ Đừng bao giờ chê bai hay bày xích trẻ trước mặt những đứa trẻ khác. Khi ba mẹ hay người lớn làm như vậy sẽ khiến cho trẻ cảm thấy tự ti và ngại tiếp xúc.
+ Yêu thương trẻ đúng cách, không nuông chiều nhưng cũng không quá khắt khe với trẻ.
+ Dạy trẻ biết yêu thương bản thân và dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc trong mỗi tình huống trẻ gặp phải.
+ Dạy trẻ biết nói “KHÔNG” với những điều không tốt.
+ Nghiêm khắc với trẻ khi trẻ sai phạm và đừng tiếc lời khen với trẻ khi trẻ ngoan và làm tốt những việc được giao.
+ Làm tốt vai trò cầu nối kiến thức và cuộc sống cho trẻ.
+ Khuyến khích trẻ vui chơi và sáng tạo theo cách của trẻ. Đừng bao giờ áp đặt trẻ theo suy nghĩ của người lớn.
Tóm lại, một khi đã là ba mẹ thì nên hiểu con nghĩ gì và biết nên làm gì tốt cho con. Hãy song hành cùng con trong mỗi giai đoạn phát triển của con để trẻ được yêu thương và được phát triển theo chiều hướng tốt.
Là cha mẹ, hãy tạo cơ hội để con được vui chơi nhiều hơn. Cha mẹ đừng mải mê quay theo “vòng xoáy tiền, tài, danh vọng”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, mà không còn giờ để quan tâm tới con cái, bỏ quên “sân chơi tinh thần” của con.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chuyên gia tâm lý gợi ý những cách kỷ luật hiệu quả dành cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo
- 7 câu hỏi trắc nghiệm tâm lý tội phạm 'hại não' của FBI
- Hành động này ảnh hưởng thế nào đến tâm lý đứa trẻ 6 tuổi?
- Mẹo ngăn chặn hành vi xấu của trẻ theo gợi ý của chuyên gia tâm lý
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua