Giật mình trước loài cá “Thị Nở của đại dương”

Cá giọt nước (tên tiếng Anh là Blobfish) - loài cá được Tổ chức bảo tồn động vật xấu xí (Ugly Animal Preservation Society) bình chọn là... chuẩn mực của cái xấu.
Đặc trưng bởi màu da trắng sữa hay hồng, cá giọt nước có tên khoa học là Psychrolutes marcidus.
Ngoài màu da dễ thương, những phần còn lại của loài cá này thực sự khiến người khác giật mình: khuôn mặt mập ú, các phần thịt trĩu xuống như người bị béo phì, kết hợp với chiếc mũi lớn và miệng chảy xệ, trông chú lúc nào cũng buồn bã thảm hại.
Theo các nhà khoa học, ngoại hình của cá giọt nước như vậy để thích hợp với môi trường sống. Chúng được tìm thấy lần đầu tiên các vùng biển thuộc New Zealand và Úc với độ sâu từ 600 đến 1.200m – nơi có áp suất cao hơn mặt biển khoảng 118 lần – nên cấu tạo cơ thể cũng đặc biệt hơn.
Gần như toàn bộ thành phần cơ thể cá là gelatin nhão (chất nhẹ hơn nước), giúp cá trôi lơ lửng giữa đại dương mà không cần hoạt động nhiều. Cũng chính vì thế, bộ phận bong bóng nước (giúp cá nổi và bơi) lại bị tiêu biến. Ngoài ra, cá giọt nước cũng không hề có mô cơ nào.
Với cấu tạo cơ thể như vậy, cá giọt nước chỉ đứng một chỗ, há miệng đợi con mồi đi qua và tự chui vào bụng. Thức ăn của chúng chủ yếu là nhím biển, động vật có vỏ, cua… và các sinh vật phù du.
Đặc biệt, cá giọt nước được xếp vào một trong những loài có tình mẫu tử cao. Sau khi đẻ hàng triệu trứng, loài cá này sẽ nằm ấp hàng tháng trời, cho tới khi con non chào đời. Trong thời gian đó, chúng chỉ nằm một chỗ, không làm bất cứ điều gì.
Theo nhiều ngư dân cho biết, cá giọt nước không ăn được nhưng lại sống trong khu vực có nhiều tôm cua nên dễ bị đánh bắt nhầm. Bên cạnh đó, chúng khá dễ chết, hầu như 100% tử vong trước khi thả lại đại dương, điều này đang khiến số lượng cá giọt nước giảm dần và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Cho đến nay, quá trình sinh sản của Blobfish vẫn là bí ẩn cần giải đáp đối với các nhà khoa học. Tất cả những gì khoa học biết chỉ là con cái sẽ đẻ hàng nghìn trứng nhỏ ngay dưới đáy đại dương, sau đó chính bản thân nó hoặc bạn tình sẽ ngồi ấp trứng cho đến khi trứng nở.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa biết chính xác số lượng blobfish ngoài tự nhiên, nhưng ước tính chỉ còn rất ít. Được biết, loài cá này chủ yếu sống tại các vùng biển thuộc New Zealand và Úc.
Chi Chi (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Video xem nhiều nhất: [mecloud]jX9OXyxKzl[/mecloud]
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua