Giấu con dâu, mẹ chồng lén đặt thứ này dưới gối khiến đứa trẻ 1 tuổi bị bại não
Vào những ngày mưa rét, thời tiết ẩm ướt chính là điều kiện lý tưởng để các con côn trùng như mối, mọt hay gián sinh sôi, phát triển. Vì tính ưa sạch sẽ nên bà Thống Khiết (60 tuổi, Hải Nam, Trung Quốc) thường xuyên tìm mọi cách để hút ẩm trong nhà, diệt côn trùng.
Vào ngày nọ, nghe theo lời người hàng xóm mách bảo, bà Khiết mua một ít băng phiến về đặt trong các hộc tủ quần áo và gầm giường để nhà cửa khô thoáng hơn. Tuy nhiên, chị Lý - con dâu bà Khiết cho rằng băng phiến rất độc, mùi băng phiến nặng nên có thể gây hại sức khoẻ cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Chị khuyên bảo mẹ chồng nên vứt bỏ số băng phiến đó đi. Lo sợ điều con dâu nói là đúng nên bà Khiết cũng đem vứt bỏ hết số băng phiến đó đi.
Chuyện không có gì đáng bàn khi vào một ngày nọ, chị Lý để ý thấy con trai 7 tháng tuổi của mình ngày càng có những biểu hiện không bình thường, chậm chạp hơn so với ngày trước. Tuy nhiên, cũng vì chủ quan nghĩ không có chuyện gì nên chị bỏ qua.
Sự việc thực sự nghiêm trọng khi tình hình càng nặng, con chị hơn 1 tuổi chưa có thể ngồi cứng cáp, người lúc nào cũng mềm nhũn, không tập trung khi mẹ gọi.
Con 1 tuổi của chị Lý được xác định bị bại não sớm. Ảnh minh họa.
Tức tốc đưa con đi thăm khám, chị Lý vô cùng sốc trước kết luận: con chị bị bại não. Khi đã bình tĩnh, chị Lý hỏi bác sĩ về nguyên nhân đồng thời kể về thói quen sinh hoạt thường ngày của mọi người.
Chị kể là mẹ chồng chị có sử dụng băng phiến trong nhà nhưng cách đây 5 tháng không dùng nữa. Lúc này, bà Khiết mới giật mình khai thêm.
"Thực ra, trong 5 tháng đó mẹ vẫn đặt băng phiến ở trong nhà. Mẹ đặt có một vài viên dưới gối thằng bé nằm thôi vì sợ côn trùng sẽ cắn thằng bé. Mẹ không nghĩ hậu quả nó lại ra nông nỗi này".
Nghe đến đây, cả chị Lý và và Thống Khiết đều bật khóc.
Mùi băng phiến cực kì độc. Ảnh minh họa.
Băng phiến có tác hại như thế nào với trẻ nhỏ?
Một số cha mẹ có thói quen dùng băng phiến để hút ẩm các vật dụng trong nhà như tủ quần áo hay để đuổi côn trùng.
Tuy nhiên, băng phiến gây ngộ độc cấp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Ngộ độc xảy ra khi trẻ nuốt nhầm hoặc hít quá nhiều hơi băng phiến trong môi trường kín, thiếu khí trời, không thông thoáng. Riêng ở trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc.
Mặt khác băng phiến có thể hấp thu trực tiếp một phần qua da của trẻ, từ đó có thể gây độc với cơ thể của trẻ. Ngoài ra, nó còn gây ngộ độc mãn nếu hít chất này dưới dạng hơi trong thời gian dài.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 2 gia đình ở Hà Nội có con bị bại não: 7 điều các cặp cha mẹ chớ bỏ qua
- Những điều cần biết về bại não ở trẻ nhỏ
- Con bại não vì mẹ lạm dụng vitamin D, canxi khi mang bầu
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua