Giúp con bỏ thói quen ngậm, mút ngón tay, cắn móng tay
Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc
Một số trẻ hay ngậm, mút ngón tay hoặc cắn móng tay có thể do phải sống trong gia đình không hạnh phúc, tình cmar của bố mẹ không tốt, hay cãi nhau hoặc trẻ phải nhận sự giáo dục, đòi hỏi quá khắt khe của bố mẹ. Chính vì thế, chỉ khi được sống trong gia đình hòa thuận trẻ mới cân bằng được cảm xúc và từ bỏ thói quen xấu này.
Quan tâm đến nhu cầu tâm lý của trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí
Sắp xếp cho trẻ một số hoạt động phù hợp liên quan đến hoạt động của đôi tay, cố gắng không để trẻ ngồi không. Có thể cho trẻ chơi xếp hình, nghịch cát, vẽ tranh, chơi trò chơi… để hướng sự chú ý của trẻ tập trung vào các hoạt động vui vẻ, linh hoạt, trẻ sẽ quên việc ngậm mút tay.
Cần bao dung với trẻ
Khi uốn nắn, sửa chữa những thói quen xấu này, cha mẹ cần tỏ ra gần gũi, thân thiện, lời nói cử chỉ cần nhẹ nhàng, không nên to tiếng mắng mỏ, dọa nạt, đánh đập trẻ, không nên áp dụng những hành động thô bạo để răn đe vì như vậy càng làm trẻ thấy căng thẳng, tự ti, buồn chán, khiến thói quen ngậm mút ngón tay, cắn móng tay trở nên nghiêm trọng hơn.
Áp dụng cách “làm cho trẻ chán ghét”
Trong trường hợp bất đắc dĩ, có thể bôi lên tay trẻ một số thứ mà chúng không thích khiến trẻ nảy sinh cmar giác sợ, như vậy có thể giảm bớt hoặc loại bỏ dần dần thói quen này.
Tường Vy
Nguồn: Người đưa tin
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua